BẠN CÓ THỂ VƯỢT QUA ĐƯỢC QUÁ KHỨ

Hầu hết những việc gây khó chịu xảy ra với chúng ta giống như những vết thâm tím hay những vết trầy xước không đáng kể về tinh thần, nhưng lúc này hoặc lúc khác, hầu hết chúng ta đều gặp phải những vết thương thật sâu và bị tổn thương thật nghiêm trọng về mặt tinh thần. Chúng ta không thể luôn giữ cho bản thân tránh bị tổn thương.

Tương tự như những tổn thương nhẹ trên cơ thể sẽ để lại những vết bầm tím, nhưng chỉ đau trong một thời gian ngắn, hầu hết những bực dọc hằng ngày có thể nhất thời để lại nơi chúng ta “vết đen” do suy nghĩ tiêu cực hoặc “vết xanh” do sự chán nản nhưng thường thì quên đi khá nhanh. Chúng ta biết rằng cuối cùng rồi chúng cũng sẽ lành.

Khi cơ thể chúng ta bị thương nghiêm trọng, ngay lập tức, chúng ta phải đến bác sĩ điều trị. Vết thương của chúng ta sẽ được lau sạch, băng bó cẩn thận, và đôi khi cần phải được kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng chúng đang lành lại. Sau đó, cũng phải mất thời gian để vết thương lành lặn trở lại.

Đây chính là ví dụ minh hoạ cho việc làm thế nào những vết thương tinh thần có thể được chữa lành bằng đức tin, lời cầu nguyện, và sự chăm sóc hợp lý. Nhưng nếu chúng ta không để mình được lau sạch, và được chữa trị đúng cách, nếu chúng ta cố gắng che đậy vết thương hoặc không hợp tác với những ai có thể và muốn giúp đỡ chúng ta, vết thương của chúng ta có thể bị làm độc bởi những tác động của sự cay đắng và sự oán giận, và nó có thể lan ra và huỷ hoại toàn bộ cơ thể. Nếu không được chăm sóc, chúng có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta, lòng tin và và trạng thái khoẻ mạnh nói chung.

Sự cay đắng thường không xuất hiện ngay lập tức; nó mưng mủ và phát triển theo thời gian, tương tự như sự làm độc của vết thương. Sự cay đắng giống như sự bẩn thỉu lây nhiễm của Satan, nếu như không khử trùng, nó sẽ mưng mủ và dần dần ăn vào và huỷ hoại những vùng lành mạnh. Vì thế, cũng như việc chúng ta hết sức cẩn trọng, ngay lập tức quan tâm đến vết thương nghiêm trọng trên cơ thể, chúng ta cũng nên ngay lập tức quan tâm đến những vết thương nghiêm trọng về tinh thần.

Kinh Thánh dạy rằng chúng ta nên xoá sạch những gì thuộc quá khứ hoặc hiện tại làm chúng ta phiền muộn: “Mọi nẻo đường của ta hãy xem đi xét lại” (Ai ca 3,40). “Anh em phải coi chừng, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người” (Dt 12,15).

Kinh Thánh khuyến khích chúng ta nên tìm kiếm sự giúp đỡ và ủng hộ từ những ai có đức tin mạnh mẽ, và nên thú nhận lỗi lầm của chúng ta với nhau và cầu nguyện cho nhau (x. Gc 5,14.16). Vứt bỏ được sự cay đắng và bỏ lại phía sau những việc tiêu cực trong quá khứ sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc nhận lấy sự giúp đỡ từ những người có lòng tin mạnh mẽ vào Lời Chúa. Một khi bạn thổ lộ những khó khăn và nhận lấy lời cầu nguyện và khuyên bảo dựa trên Lời Chúa, bạn có thể dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tha thứ, quên đi và tiếp tục tiến lên.

Bạn có thể vượt qua được quá khứ! Bạn có thể cảm nghiệm được sự giải thoát thật sự khỏi những đau đớn và những cảm giác tiêu cực đè nặng lên bạn. Những hoàn cảnh trong quá khứ không thể ảnh hưởng đến hiện tại của bạn, bởi vì Thiên Chúa tạo ra một con đường cho bạn để bạn vượt qua những điều tiêu cực trong cuộc sống. Thật ra, ý định của Ngài chính là để bạn vượt qua nó!

Kinh Thánh dạy rằng: “Ai ở trong Đức Giêsu đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có ở đây rồi” (2 Cr 5,17). Nói cách khác, chúng ta càng gắn kết với Chúa Giêsu và với Lời Ngài và làm theo đường lối của Ngài, thì nhiều việc cũ sẽ qua đi hơn và nhiều việc sẽ trở nên mới hơn. Nó không xảy ra một lần một, nhưng nếu chúng ta đặt những ý định của chúng ta về phía Ngài, những việc trong quá khứ đã từng nhấn chìm bạn sẽ ngày càng giảm bớt đau đớn và kém quan trọng hơn.

Theo xu hướng phổ biến trên thế giới ngày nay, người ta thường cho rằng những vấn đề hiện tại của họ là do lỗi của người khác hoặc do những sự kiện trong quá khứ gây ra – cha mẹ của họ, anh chị em, bạn bè, môi trường, hoặc do di truyền – nhưng họ không nghĩ rằng đó là do những gì họ đã lựa chọn. Rất nhiều người có cách nghĩ như trên bởi vì suy nghĩ như thế rõ ràng dễ dàng cho tính kiêu ngạo của họ hơn là việc chấp nhận rằng họ đã sai khi cay đắng đối với ai đó hoặc đối với một việc gì đó.

Tuy nhiên, cuộc sống của người tín hữu chính là vượt qua mọi trở ngại, vượt qua mọi hoàn cảnh, và không để cho mọi việc làm chúng ta thất vọng. Đó chính là tạo ra bàn đạp để vượt qua khỏi chướng ngại vật. Đó chính là được chữa lành thân xác và tâm trí nhờ vào lòng tin, trở nên trọn vẹn nhờ vào tình yêu của Thiên Chúa, và được thoát khỏi sự trói buộc của sự cay đắng và oán giận nhờ vào Lời Chúa. Đó chính là để cho Chúa Giêsu giải quyết và điều khiển mọi khó khăn đè nặng chúng ta trong quá khứ bằng cách đổi mới và biến đổi tâm trí (Rm 12,2).

Có thể một số vấn đề của chúng ta quả thật hoàn toàn hoặc một phần do những việc đã xảy ra thời thơ ấu hoặc trong quá khứ. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm do môi trường tạo ra, vì thế chúng ta bị ảnh hưởng một cách tích cực và tiêu cực bởi khía cạnh này hay khía cạnh khác. Không ai trên thế giới này chỉ hoàn toàn trải qua những kinh nghiệm tích cực; mỗi người ít nhất phải từng trải qua những khó khăn và đã từng bị tổn thương trong quá khứ, một vài những khó khăn và tổn thương đó có ảnh hưởng rất lâu dài. Nhưng một điều quan trọng bạn cần phải nhớ chính là bạn có thể cầu xin Thiên Chúa giúp bạn vượt qua bất cứ vấn đề gì do những tổn thương trong quá khứ gây ra. Những điều ấy không thể tiếp tục điều khiển bạn hay thậm chí ảnh hưởng đến tình cảm, tâm trí hay tinh thần của bạn.

Thiên Chúa và Lời của Ngài có trách nhiệm đối với mỗi người chúng ta trong việc chúng ta phản ứng như thế nào trước những hoàn cảnh bất kỳ chúng ta gặp phải. Thiên Chúa ban cho mỗi người quyền tự do lựa chọn, ý chí, tự do, và không ngừng yêu cầu chúng ta đưa ra những quyết định đúng và có những bước đi đúng. Khi chúng ta làm được như thế, Ngài luôn ở bên cạnh để chứng kiến từng bước đi của chúng ta.

Sự thật rõ ràng rằng chúng ta có thể có cách kiềm chế được tâm trạng của mình khi nhìn những người khác, những người trải qua những thất bại to lớn trong cuộc sống, thậm chí còn to lớn hơn cả chúng ta. Người phản ứng thế này, người phản ứng thế kia, và kết quả là hình thành những dạng người khác nhau có những cuộc sống khác nhau. Cho dù quá khứ như thế nào, một số người hạnh phúc, khoẻ mạnh, thành công và dễ thích nghi, trong khi lại cónhững người hoàn toàn trái ngược – chán nản, không hạnh phúc, không hài lòng, và lo âu.

Những người trải qua khó khăn trong cuộc sống và vượt qua được thường có thể có ảnh hưởng to lớn trong việc giúp đỡ nhiều người khác có được can đảm và lòng tin để vượt qua những khó khăn của họ. Mẫu gương của họ chính là bằng chứng chứng minh cho những ai nhìn và nghe những khó khăn và những chiến thắng của họ thấy rằng hoàn toàn có thể vượt qua những khó khăn to lớn trong cuộc sống và vượt lên được những tình huống tưởng chừng như không thể, hoàn toàn có thể vui mừng cho dù đứng trước thất vọng.

Rất nhiều những “vấn đề” trong cuộc sống của bạn nên được nhìn thấy rõ như “những đau đớn giúp trưởng thành lên”. Đáng buồn thay, rất nhiều người thường không hiểu như thế, nhưng thay vào đó, họ lại đổ mọi việc cho Thiên Chúa khi mọi việc trở nên sai trái. Cách nào đó, họ nghĩ rằng Thiên Chúa không chịu trách nhiệm về tất cả những điều tốt lành trong cuộc sống của họ; Ngài chỉ chịu trách nhiệm cho những điều tệ hại. Mối quan hệ giữa họ và Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược với điều lẽ ra họ nên làm: Họ không ca ngợi Thiên Chúa và chúc tụng Ngài trong những lúc hạnh phúc, nhưng họ lại phàn nàn và đổ lỗi cho Ngài trong những lúc khó khăn. Nhưng Kinh Thánh nói: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Giêsu” (1 Ths 5,18).

Khi Thiên Chúa để cho chúng ta chịu đựng những đau đớn hoặc thử thách hoặc mất mát, nó luôn vì một mục đích quan trọng. Ngài cũng rất cẩn thận đo lường sức chịu đựng của chúng ta để mọi thứ sẽ không quá nặng nề đối với chúng ta – chỉ vừa đủ để mang đến những sự ngọt ngào và những thay đổi quý giá và những bài học trong cuộc sống của chúng ta.

Theo Lời của Thiên Chúa, tất cả những thử thách đều được tạo ra để làm chúng ta nên mạnh mẽ (x. 1 Pr 4,12; 5,10). Hãy nghĩ về điều đó. Nếu như suốt cuộc đời của bạn hoàn toàn không có một vấn đề gì, có thể bạn sẽ trở nên tự thoả mãn với chính mình và không bao giờ tạo được tính cách mạnh mẽ chỉ có được do chiến đấu để vượt qua khó khăn. Và có lẽ, bạn không thể nào có được mối quan hệ hoặc có được sự cảm thông đối với những người trải qua những khó khăn ấy (x. 2 Cr 1,4).

Bạn có thể bỏ lỡ mất những phép lạ tuyệt vời chỉ xảy đến khi bạn phát hiện ra rằng bạn thật sự cần đến Chúa Giêsu trong cuộc sống. Có lẽ bạn không bao giờ biết được rằng bạn luôn có thể tìm thấy sức mạnh nơi Ngài khi bạn không còn nơi nào khác để đi. Có lẽ bạn không bao giờ cảm nhận được cảm xúc dâng tràn khi có Chúa giúp bạn vượt qua và ban những câu trả lời bạn cần để tiếp tục tiến bước.

Thiên Chúa muốn “niềm vui của bạn được trọn vẹn” (Ga 15,11), và Ngài biết rằng bí mật để có được niềm vui ấy nằm trong sự tha thứ cho những ai làm lỗi với bạn, hay bỏ qua sự cay đắng, sự oán giận, và quên đi quá khứ. Bạn hoàn toàn có thể vượt qua được!

Thiên Ân dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *