DẤU ẤN ĐƯỢC KHẮC GHI

 

Dấu ấn 15 năm người tín hữu Lutheran có mặt tại Việt Nam, là những con bò, những mái nhà tranh được thay đổi, những đứa trẻ thơ ngèo khó được cắp sách tới trường và những bữa ăn thêm phần dinh dưỡng v.v…trên phương diện xã hội tại Việt Nam Lutheran đã được khẳng định thật tốt qua đời sống hằng ngày từ những người bạn phương xa.  Tuy nhiên đó chỉ là lập nền cho tương lai, vì việc thành lập Hội Thánh chưa được thực hiện, bởi nhiều lý do khách quan.

Hôm nay, vào lúc 17 giờ, ngày 24 tháng 9 năm 2010 tại Việt Nam, đã hình thành một Ban Đại Diện, làm tiền đề để sự xây dựng và phát triển Hội Thánh Lutheran gồm ba con người bé nhỏ. Họ được tín nhiệm trong sự lựa chọn của Thiên Chúa và trong số 11 người, đều đã và đang hầu việc Thiên Chúa ở cả ba miền. Họ đã nghiên cứu về tín lý, thần học và tổ chức của giáo hội Lutheran từ nhiều năm trước. Họ thấy rằng giáo hội Lutheran đã dạy và sống đạo hơn 500 năm với đức tin hoàn toàn trên thẩm quyền lời của Thiên Chúa, đã được chính Ngài  phán rõ ràng trong Thánh Kinh Cựu Ước & Tân Ước.

Với sự kiên định bất biến của tiến sĩ – linh mục Martin Luther đã khẳng định trước nghị viện Worms vào ngày 22 tháng 1 năm 1521 trước câu hỏi của John Eck, trong tư cách là phát ngôn của Giáo Hoàng Đế Quốc La Mã  Thánh Karl V: “Ông có đồng ý bác bỏ các cuốn sách của ông cùng những điều lầm lạc được chép ở trong?”. Câu trả lời của Luther là: “Trừ khi được thuyết phục bởi Thánh Kinh và lý trí – tôi không công nhận thẩm quyền của các giáo hoàng và các công đồng vì họ tự mâu thuẫn với nhau – lương tâm của tôi chỉ thuận phục Lời của Thiên Chúa, bởi vì chống lại lương tâm thì không đúng và cũng không an toàn”. Để khẳng định lập trường rõ ràng của mình Luther tuyên bố: “Tôi đứng đây; là đang đứng trên lời của Thiên Chúa. Tôi không thể làm gì khác. Nguyện Thiên Chúa phù hộ tôi. Amen!”

Trong năm ngày kế tiếp, các phiên họp kín được triệu tập để quyết định số phận của Luther. Ngày 25 tháng 5 năm 1521, Hoàng đế trình bày bản thảo Chiếu chỉ nghị viện Worms tuyên bố Luther bị dứt phép thông công, tức đặt ngoài vòng pháp luật, cấm và tiêu hủy tất cả các tác phẩm của ông, và yêu cầu bắt giữ ông, “Ta muốn bắt giữ và trừng phạt hắn như là một tên dị giáo xấu xa.” Chiếu chỉ kể là tội phạm cho bất cứ ai chứa chấp hoặc cấp dưỡng cho Luther, và cho phép mọi người giết Luther mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Muốn tiếp bước các bậc tiền bối. Người tín hữu Lutheran luôn luận cổ suy kim, để rút ra bài học cho chính mình. Nếu Hội Thánh Lutheran có mặt tại Việt Nam chỉ là một giáo hội mới, giống hoặc tự như các giáo hội đã và đang hiện hữu, thì Lutheran không bao giờ xuất hiện tại Việt nam. Điều trọng yếu của hội thánh Lutheran không chỉ dừng lại bởi hình thức, bèn là bởi nội dung. Đó là thực hiện những nguyên lý biết ơn Thiên Chúa khác với các giáo hội hiện hữu tại Việt Nam, là góp một phần nhỏ cùng tất cả anh chị em đi trước, để khát muốn thực hiện hai đại mạnh lệnh của Chúa Giê-xu đã truyền giao:

 

1. Lãnh vực thuộc linh: theo lời phán của Chúa trong phúc Âm Mathiơ 28. Biết ơn Chúa Giê-xu Ki-tô đã chết thế tội, đổ máu đào để rửa tội với mụch đính cứu rỗi nhân loại. Vì vậy người tín hữu Lutheran luôn muốn được làm chứng về tình yêu thiên Chúa qua đời sống đạo “kính Chúa & yêu người” để môn đồ hóa muôn dân.

2. Lãnh vực thuộc thể: theo lời phán của Chúa trong Phúc Âm Mathiơ 25. Thực hiện công tác xã hội  nhân đạo. Với tấm lòng biết ơn Thiên Chúa trong tình yêu vô đối với mọi người khốn khó, cô nhi, quả phụ v.v…qua sức toàn năng của Thiên Chúa đã ban. Bất cứ khi nào có thể cũng “vừa muốn vừa làm” theo lời dạy của Chúa: “ban cho có phước hơn là nhận lãnh”.

Để thực hiện mụch đích trên người tín hữu Lutheran ở cả ba miền tại Việt Nam đã đồng lòng hướng về Thiên Chúa xin tiếp sức để hoàn thành khát muốn của mình, bằng cách:

3. Với các hội thánh: anh chị em Lutheran luôn muốn xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa người với người, giữa hệ phái với hệ phái, cùng tôn trọng sự khác biệt của nhau và hiệp thông với anh chị em đi trước để góp phần phát triển nước Thiên Quốc trên quê hương Việt Nam theo lời Chúa Giê-xu dạy: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.” (Giăng 13:34-35)

4. Với xã hội:
 người tín hữu Lutheran luôn là người sẵn sàng đối thoại trong tinh thần yêu thương. Tuyệt đối không tham gia các đảng phái chính trị. Luôn đồng hành cũng dân tộc, sẵn lòng đến với nhau  trong sự tôn trọng khác biệt về văn hóa và niềm tin.

5. Với mọi người:
 người tín hữu Lutheran luôn coi mọi người ở khắp mọi nơi (không giới hạn văn hóa, tôn giáo v.v…) là anh chị em mình và luôn muốn được “nhập thể” với tất cả mọi người như Thiên Chúa đã nhập thể làm người ở giữa chúng ta. (giăng 1:14) Và cũng học – đòi làm theo sứ đồ Phao-lô: ” Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người”. (ICô-rinh-tô 9:22) [GKPV]

 

Kể từ đây, tại quê hương mến yêu Việt Nam, “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày…” Thiên Chúa đã sanh thêm một hội thánh để tiếp bước những người “muôn năm cũ” mở ra một nền thần học sát với thánh kinh và đồng hành cùng dân tộc. Của Việt Nam, do người Việt Nam và cho người Việt Nam. Như lời phán của Chúa với Phierơ rằng: “Con là Phê-rơ, nghĩa là đá. Ta sẽ xây dựng Hội thánh Ta trên vầng đá này, quyền lực của Địa ngục không thắng nổi Hội thánh đó.”(Mác 16:18) [HĐ]
“Cầu xin ý Chúa được lên ở đất cũng như trên trời!” Amen.

Nam Phong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *