MỘT NGHIÊN CỨU VỀ HỒI GIÁO

Lê Anh Huy

Đại ý

Bài viết này để giải quyết một số hiểu lầm cho rằng tín đồ Hồi giáo là con cháu của Ích-ma-ên, là người được Đức Chúa Trời của Kinh Thánh chúc phước; và vì thế Allah, là thần của Hồi Giáo cũng là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh.
Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu sự hình thành của Hồi Giáo qua “tiên tri” Mohammed. Sau đó chúng ta thử tìm hiểu một số tín lý của Hồi Giáo trên căn bản của chân lý Thánh Kinh.

1- Sự “mặc khải” của Mohammed

Tín đồ Hồi Giáo xây dựng niềm tin tôn giáo của họ trên sự “mặc khải” của Mohammed.” Thật sự thì Mohammed nhận “mặc khải” này như thế nào ?

Mohammed được sinh ra vào năm 570 tại Mecca, nay thuộc Arab Saudi. Ông mất cha (tên là Abd Allah) rất sớm, và mất mẹ khi lên sáu tuổi. Sau đó ông được ông nội (tên là Abd Al-Muttalib) nuôi dưỡng , nhưng chỉ hai năm sau khi mẹ mất, ông nội cũng qua đời luôn. Sau đó ông được chú tên là Abu Talib nuôi lớn. Như những người đồng hương khác ông bị mù chữ. Năm 25 tuổi, Mohammed lấy một người góa phụ, tên là Khadijah, giàu có, đã 40 tuổi.

Năm ông được 40 tuổi (khoảng 670 AD), trong khi đang tĩnh tâm trong một hang động trên núi Hira ngoại ô của xứ Mecca, ông nhận được “mặc khải” qua thiên sứ “Gabriel.” Đây là “mặc khải” đầu tiên của ông. Quá sợ hãi và nghi ngờ vào giác quan của mình, ông chạy về nhà và tường thuật lại biến cố này cho vợ ông nghe. Ông hỏi vợ ông rằng có phải đây là khải tượng từ thiên sứ hay từ ác quỷ. Vợ ông xác nhận rằng đó là khải tượng từ thiên sứ [1]. Sau đó vợ ông giới thiệu ông cho một người tên là Waraquah, là anh em cô cậu với mẹ của Mohammed, là một người Công Giáo, để ông này giúp diễn dịch những “khải tượng” đó [2]. Từ đây kinh Koran ra đời. Mohammed vì thế được Hồi Giáo gọi là vị tiên tri lớn nhất và cuối cùng của nhân loại.

Về đời sống tình dục, Mohammed (sau khi trở thành “tiên tri”) là người bịnh hoạn. Mặc dù Koran giới hạn số vợ của một người đàn ông là bốn, Mohammed có rất nhiều vợ. Trong số các vợ của ông có một em bé còn đang chơi búp bê [1]. Trong số các vợ của Mohammed có người chỉ vì lý do chính trị.

Cầu nguyện hàng ngày

Bây giờ chúng ta mở Kinh Thánh ra để xem như thế nào là tiên tri của Đức Chúa Trời.

Tiên tri của Đức Chúa Trời là những người được lựa chọn trước (Ê-sai 49:1-5), được Đức Chúa Trời trang bị và huấn luyện để trở thành xướng ngôn viên/công cụ/loa truyền/đầy tớ của Ngài. Tiên tri là những người trực tiếp nhận chỉ thị/lời phán/mặc khải/chương trình qua những khải tượng từ Đức Chúa Trời để truyền lại cho nhân loại. Những gì tiên tri của Đức Chúa Trời nói phải trở thành đúng sự thật hoàn toàn. Nếu không, đó là tiên tri giả và phải chịu tử hình (Phục Truyền 18:20-22).

Kinh thánh cho biết rằng tiên tri Đức Chúa Trời có thể rất sợ hãi khi thấy khải tượng hoặc có thể chưa hiểu khải tượng đó liền (Đa-niên 10), nhưng vị tiên tri đó không nhờ bất kỳ một ai khác không phải là một tiên tri xác nhận chức vụ của mình hay giải thích những khải tượng mà Đức Chúa Trời ban cho mình.

Điều kỳ quặc ở trong câu chuyện “khải tượng” của Mohammed này là ông ta phải nhờ người vợ của mình xác định “khải tượng” của ông là từ “thiên sứ” và cũng nhờ bà vợ đó xác nhận mình là một tiên tri. Sau đó cũng chính người vợ của ông trở thành tín đồ đầu tiên [1]. Như vậy các biến cố xảy ra có liên quan đến “khải tượng” của Mohammed lập thành một vòng tròn logic; nghĩa là Mohammed được người vợ Mohammed xác nhận là “tiên tri” trong lúc bà chưa phải là tín đồ (Hồi Giáo) và cũng từ lời xác nhận đó đã cải đạo bà qua đạo Hồi.

Tóm lại, “khải tượng” của Mohammed không đến từ Đức Chúa Trời; nó do con người thông dịch; và chức vụ “tiên tri” của Mohammed hoàn toàn trái ngược với lời dạy dỗ của Kinh Thánh, là mặc khải duy nhất của Đức Chúa Trời cho nhân loại.

2- Thần Allah và sự thờ phượng của Hồi Giáo

Allah là Độc Thần của Hồi Giáo. Tín đồ đạo này luôn luôn tạo ra ấn tượng rằng Allah là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh. Tuy nhiên có giả thuyết cho rằng thần Allah có gốc gác từ thần mặt trăng.

Trong thời tiền Hồi Giáo (pre-Islamic), Mecca là địa danh thờ đa thần. Trong số các hình tượng này có thần mặt trăng. Theo truyền thống, thần mặt trăng lấy thần mặt trời sinh ra ba nữ thần tên là Al-Lat, al-Uzza và Manat [3]. Tại đây có đền thờ Kaaba (mà người Hồi Giáo tin rằng do Abraham dựng nên đầu tiên để thờ Đức Chúa Trời của Kinh Thánh), là một kiến trúc xây bằng đá đen, có một phòng trong chứa đầy hình tượng của thời tiền Hồi Giáo [1,3]. Sau khi Mohammed dùng vũ lực chiếm lấy Mecca vào năm 629, ông ra lịnh triệt tiêu tất cả hình tượng. Chế độ đa thần chấm dứt từ đây.

Ngày hôm nay Kaaba vẫn là nơi các tín đồ Hồi Giáo đi hành hương tới thăm viếng. Tại đền Kaaba có một vật gọi là Hắc Thạch, có thể là một vẫn thạch trước đây. Một số tín đồ Hồi Giáo vẫn xem Hắc Thạch là thiêng liêng, và còn theo truyền thống hôn và rờ đụng vào nó. Đây là một hình thức thờ hình tượng.

Tuy nhiên, giả thuyết về gốc gác thần mặt trăng của Allah dựa vào đâu? Chúng ta có thể tóm gọn những lý lẽ theo luồng logic sau đây:

– Trước hết, tên Allah là tên thông dụng và đã có từ trước; điển hình là cha của Mohammed có tên là Allah. Như vậy tên Allah không được mặc khải gì cả mà đã có trong nền văn hóa Ả Rập từ trước.

– Nền văn hóa Hồi Giáo theo lịch âm, tính theo chu kỳ mặt trăng, gồm có 12 tháng, trong đó có tháng chay Ramada. Điều này cho thấy mặt trăng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn minh Hồi Giáo.

– Biểu tượng của nền văn hoá Hồi Giáo là mặt trăng hình lưỡi liềm.

– Vào năm 1950, tại Hazor, Palestine, người ta đã đào xới lên được một cái tượng của thần mặt trăng có hình mặt trăng lưỡi liềm trên ngực của nó. Một nghiên cứu về Hồi Giáo Trang 3
Bằng vào những lý luận trên người ta cho rằng Allah là thần mặt trăng, là một trong số rất nhiều thần được thờ trong đền Mecca trong thời tiền Hồi Giáo, được Mohammed giữ lại sau khi đã triệt tiêu tất cả hình tượng khác.

Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn bị sự chống đối từ phía Hồi Giáo. Phản luận thứ nhất là biểu tượng của hình mặt trăng lưỡi liềm không có nghĩa là người Hồi Giáo có gốc gác từ hay thờ thần mặt trăng. Cũng giống như biểu tượng của nền văn minh Cơ Đốc là thập tự không có nghĩa là người Cơ Đốc thờ cây thánh giá. Phản luận thứ hai của người Hồi Giáo là biểu tượng hình mặt trăng lưỡi liềm xuất hiện vài thế kỷ sau khi Hồi Giáo hình thành. Nếu Allah có dây liên lạc với thần mặt trăng thì biểu tượng này phải xuất hiện ngay sau khi khi Hồi Giáo ra đời [4].

Hình . Đền thờ Kaaba của Hồi Giáo  

Mặc dù các phản luận đó có lư của nó, chúng ta không thể nào chối bỏ các sự thật sau:

– Tên Allah là tên thông dụng trong nền văn minh tiền – Hồi Giáo. Đó là nền văn minh thờ đa thần.

– Trong đền Kaaba là nơi chí thánh của Hồi giáo tại Mecca hiện nay vẫn c̣n Hắc Thạch. Tín đồ Hồi Giáo vẫn c̣n tục lệ hôn vào Hắc Thạch để cầu phước. Đây là một h́nh thức thờ h́nh tượng.
Nói tóm lại, mặc dù sự liên đới giữa Allah và thần mặt trăng vẫn c̣n nhiều tranh luận, tên Allah đă có lâu đời trong nên văn hóa tiền – Hồi Giáo. Thêm vào đó, tục lệ hôn Hắc Thạch hiện nay là một chỉ dấu của sự thờ đa thần còn sót lại trong đạo Hồi.

3- Tín lý về Chúa Giê-su

Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời trong hình hài con người. Sự tuyên xưng Chúa Giê-su, là Con Đức Chúa Trời, là nền tảng cho đức tin của Cơ Đốc nhân. Khi Chúa Giê-su hỏi các môn đồ: “Còn các người thì xưng ta là ai?” (Ma-thi-ơ 16-15), Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: “Chúa là Ðấng Christ, Con Ðức Chúa Trời hằng sống ” (câu 16). Khi nghe những lời tuyên xưng đó, Chúa bèn chúc phước cho Phi-e-rơ: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” (câu 17). Sự tuyên xưng Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời của Phi-e-rơ (và các môn đồ theo sau Phi-e-rơ, trong đó có chúng ta), là nền tảng bằng đá cứng, trên đó Hội Thánh Chúa được thiết lập: “Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó. Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ mở ở trên trời” (câu 18-19).

Koran mô tả một nhân vật Giê-su khác với Chúa Giê-su của Cơ Đốc nhân. Tuy nhân vật Giê-su đó cũng được sinh ra trong sự mầu nhiệm, nghĩa là mẹ người đó đồng trinh khi sanh người (sự hoài thai người không do sự giao cấu với người đàn ông):

“We Muslims believe, that Jesus was one of the mightiest messengers of God that he was the Christ, that he was born miraculously without any male intervention [3]

(Chúng tôi là người Hồi Giáo tin rằng Giê-su là một trong những sứ giả mạnh mẽ nhất của Chúa , và rằng ngài là Đấng Christ, rằng ngài được sinh ra trong sự mầu nhiệm không cần sự giao cấu của người đàn ông.) Tuy nhiên, sự giáng sinh mầu nhiệm đó, theo người Hồi Giáo, không làm nên một “con Thiên Chúa.” Họ hỏi: “Does the miraculous birth of Jesus make him a God or a “begotten” son of God? No! says the Holy Qu’ran [5] (Sự giáng sinh mầu nhiệm của Giê-su có làm người trở thành “con Thiên Chúa”? Không! Kinh thánh Koran nói không), Nhưng Giê-su đó không có thần tánh Thượng Đế. Giê-su đó chỉ là một người thường như chúng ta mang hình hài xác thịt như chúng ta, là con cái A-đam về phần xác: “The similitude of Jesus before Allah (God) is that of Adam; He created him from dust then said to him: Be, and he was.” (Trước Allah, Giê-su mang hình hài của A-dam; Ngài [Allah] sáng tạo ra người từ bụi đất và phán với người [A-đam]: Có, và người hiện hữu) (Qu’ran 3:59).

Trong khi đó Chúa Giê-su phán rằng: “Ta và Cha là một” (Giăng 10:30). Ngài có thần tánh giống như Cha trên trời . Ngài là Cha trong hình hài con người. Đây là phước hạnh lớn nhất cho Cơ Đốc nhân, là những người tin và nhận sự cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-su vì con người không thể nhìn thấy được Thượng Đế mà còn sống (Xuất Ê-díp-tô 33:20). Nhưng chúng ta thấy được Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-su vì Ngài đồng thần tánh, đồng bản thể với Chúa Cha (Giăng 12:45).

Người Hồi Giáo cho rằng Chúa Giê-su chỉ là một trong nhiều tiên tri hay sứ đồ của Đức Chúa Trời, đứng sau cả Mohammad (gọi là The Prophet – Đấng Tiên Tri):

“Giê-su Christ, con của Mary chỉ là (và không hơn) một sứ đồ của Chúa…” (Qu’ran 4:171)

Nhưng Chúa Giê-su phán về sự hiện hữu của Ngài như vậy:

“Jesus said unto them, Verily, verily, I say unto you, Before Abraham was, I am.” (John 8:58) (Quả thật ta nói cùng các ngươi: Trước khi Abraham sinh ra, TA LÀ) (Giăng 8:58)

Chữ mực đỏ này có gợi cho chúng ta điều gì về Đức Chúa Trời khi Ngài cho Môi-se biết Ngài là Ai chăng ?

Tóm lại, Koran mô tả một Giê-su khác với Chúa Giê-su của Cơ Đốc nhân. Mặc dầu Giê-su đó cũng được sinh ra bởi một người nữ đồng trinh, Giê-su đó chỉ là một người như Mohammed, mang hình hài của A-đam, không có thần tánh của Đức Chúa Trời.

Ngoài ra, Giê-su của Hồi Giáo là một Giê-su chưa bao giờ bị đóng đinh vì tội lỗi nhân loại.

Kết luận

Mohammed là đầy tớ của một thần khác với Đức Chúa Trời. Mohammed nhận “mặc khải” từ một linh khác với Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Koran là sản phẩm mô tả một thần khác với Đức Chúa Trời, một Giê-su khác với Đấng Cứu Thế Giê-su.

Tài Liệu Tham Khảo

1- Paul Lunde, Islam – Faith, Culture, History, DK Publishing, Inc. (2002)
2- Alberto Rivera , The Prophet, Chick Publication, Inc. (1988)
3- The History of Kaaba As A Place Of Worship, http://www.submission.org/hajj/kaaba.html
4- Shabbir Ally, Reply To Dr. Robert Moreys Moon-God Myth & Other Deceptive Attacks On Islam, http://www.islamic-awareness.org/Quran/Sources/Allah/moongod.html#15
5- Ahmed Deedat, Christ in Islam, http://islam101.com/jamaat/cis/ChristInIslam.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *