NGÀY PHÁN XÉT! NGÀY TẬN THẾ! (7)

Căn cứ vào đâu mà tính toán ra năm 2011? (3)

Liệu ông Camping có chính xác không khi cho rằng trận đại hồng thủy xảy ra năm 4990TCN? Con số do ông Camping tính ra liệu có thật sự chính xác không? Trong khi có những học giả khác cho rằng trận đại hồng thủy thời ông Nô-ê xảy ra cách đây chưa đến 5000 năm, khoảng 4336 năm chớ không phải 7000 năm. Nói cách khác năm mà ông Camping xác định chắc chắn là sai, và năm những học giả đề cập họ cũng không khẳng định là chính xác theo kiểu ông Camping.

Lấy thời gian 7 ngày trước khi xảy ra trận đại hồng thủy rồi dùng làm mốc để cộng vào 7000 năm để tính ra năm Chúa tái lâm là vận dụng Kinh Thánh theo ý riêng và chẳng có cơ sở.

Dùng 2Phi-e-rơ 3:6-8 để lý giải cho những số liệu có đúng đắn không? Xem ra có vẻ bí hiểm, nhưng giải mật mã kiểu đó hóa ra chẳng có gì bí hiểm cả.

Câu Kinh Thánh mà ông Camping dùng để đưa vào thời gian 7 ngày = 7000 năm là: Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày. (2Phi-e-rơ 3:8)

Ông Camping quên rằng trong Kinh Thánh còn có một câu Kinh Thánh khác, sao ông không dùng để giải mật mã ngày Chúa đến?

Vì một ngàn năm trước mắt Chúa

Khác nào ngày hôm qua đã qua rồi,

Giống như một canh của đêm.

(Thi Thiên 90:4)

Nếu dùng câu Kinh Thánh này thì 1000 năm = 1 ngày = 1 canh của đêm. Ông Camping phải tính sao đây? Không lẽ ông cho rằng câu Kinh Thánh trong Thi Thiên thuộc dạng thơ ca nên con số không có giá trị về toán học?

Thật ra khi nói rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày có ý nói Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi thời gian. Đối với Chúa quá khứ, hiện tại và tương lai như đang ở trước mặt Ngài.

(Còn tiếp)

Oaktreevu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *