NGHI LỄ THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA CỦA HỘI THÁNH LCV

Bởi thành kiến hoặc cũng có thể vì không muốn tìm hiểu về giáo hội Lutheran, đa số tín hữu trong các Hội thánh thường phát biểu rằng Lutheran là Công giáo (Roman Catholic), hay là giống như Công Giáo! Có thể các vị này vào nhà thờ Lutheran quan sát nghi lễ thờ phượng, trông thấy mục sư Lutheran mặc áo lễ, đeo thập tự giá trước ngực cho nên vội vàng kết luận như trên. Thật ra, giáo hội Lutheran không giống như Công Giáo, nếu không muốn nói là rất khác biệt về giáo lý; bởi vì LCMS có các tín lý thuần chánh (Pure Doctrines) có một hệ thống thần học vững chắc vì đã được đặt trền nền tảng Thánh Kinh.

Nghiên cứu lịch sử giáo hội, tháng 11 năm 1302, Giáo hoàng Boniface VIII đã ban hành các Tông Chiếụ (papal bulls) nổi tiếng, một trong số này có tên là Unam Sanctam nội dung như sau: “Do đức tin thúc đẩy, chúng tôi bắt buộc, phải tin và giữ—chúng tôi tin chắc chắn và xưng nhận—rằng chỉ có duy nhất một hội thánh Công giáo và thừa kế tông đồ, không có sự cứu rỗi cũng như sự tha thứ tội cho bên ngoài giáo hội.” (We are compelled, our faith urging us, to believe and to hold—and we do firmly believe and simply confess—that there is one holy Catholic and apostolic Chruch, outside of which there is neither salvation nor remission of sins.) Nếu có một ai giảng dạy hay tuyên bố điều gì khác với Vatican thì sẽ bị dứt phép thông công, bị cầm tù và bị kết án là “dị giáo.” Giáo hội Công giáo La-mã tin vào lời dạy truyền thống và vị Giáo Hoàng là vô ngộ (không sai lầm!)

Thế cho nên khi có những anh hùng đức tin đứng lên, họ là các linh mục, khởi xướng phong trào đem giáo hội suy đồi thuộc linh quay trở về với nền tảng đức tin thuần túy, tất cả đều bị giam cầm và mang đến trước tôn giáo pháp đình, để rồi sau đó, họ bị đưa lên giàn hỏa thiêu, như John Wycliffe, Anh quốc (1328-1384); John Huss, Bohemia (1369-1414); John of Wesel (1481); John Puppet of Goch (1475); Wessel Gansford (1498); và Girolamo Savonaroia (1498).

Trong thời kỳ Trung cổ, từ năm 1500 S.C., các sử gia đã viết về giai đoạn này là “The Dark Age.” tạm dịch là thời đại hắc ám. Giáo hội thật sự suy đồi thuộc linh, giáo dân không được phép đọc Thánh Kinh và họ bị bắt buộc vâng giữ các nghi thức truyền thống do giáo hội dạy. Trong thế kỷ 16, Thiên Chúa đã dấy lên vị anh hùng đức tin, tiến sĩ Martin Lutheran để đem giáo hội trở về với nền tảng Thánh Kinh. Martin Luther đã khám phá được kho tàng châu báu quí giá là Phúc âm trong Thánh Kinh “nguời công nghĩa sẽ sống bởi đức tin.” (La-mã 1:17).

Trong thời đó, giáo dân không được đọc Thánh Kinh. Vì thế, với phong trào Cải chánh bùng nổ, nay giáo dân được tự do đọc Lời Chúa qua công trình dịch Thánh Kinh sang Đức ngữ của Luther. Trái ngược với thời kỳ trước đó, giờ đây, trong nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa, Luther muốn giáo dân được nghe về Lời Hằng Sống. Ngoài các Thánh Ca ngợi khen Thiên Chúa, còn có phần tuyên đọc Lời Chúa trong Cựu và Tân Kinh, đặc biệt với các sách Phúc âm. Các bài giảng luận nhằm nhấn mạnh đến Luật pháp và Phúc âm (the Law and the Gospel.) Cả hai điểm căn bản này luôn luôn thăng bằng, có nghĩa là không phải chỉ có một Thiên Chúa thạnh nộ, chỉ luôn luôn trừng phạt con người, bèn là một Thiên Chúa nhân ái thương yêu con nguời lầm lỗi. Cốt lõi của nghi lễ Thờ phượng Thiên Chúa trong giáo hội Lutheran được gọi là Divine Service, Chúa phán với con người và chúng ta cần lắng nghe tiếng phán của Chúa Thánh Linh, Đấng kết tụ con dân Ngài để tìm ơn thứ tha, sự cứu rỗi, và sự sống phong phú trong Chúa Giêsu .

Từ năm 1517 cho đến nay là 492 năm đã trôi qua mà dư âm của các nhát búa do Martin Luther đóng vào giáo đường tại Wittenburg Town Square vẫn còn tiếp tục vang dội tại những nơi mà Phúc âm được truyền rao chân thật và thi hành hai thánh lễ Báp-têm và Tiệc thánh (the two Sacraments) với sự dạy dỗ trong lẽ thật đến từ trong Thánh Kinh. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi vào trong giáo đường Lutheran, chúng ta sẽ không thấy chấp sự hướng dẫn chương trình đứng trên bục tòa giảng nói dông dài vài ba mươi phút, kế tiếp mục sư sẽ có bài giảng khoảng một tiếng đồng hồ nữa. Thường thường, nghi lễ thờ phượng của giáo hội Lutheran khoảng 60 phút. Trong một Hội thánh nếu có hai mục sư, một vị sẽ là Liturgist (phó tế), và vị kia sẽ ban sứ điệp, chỉ có mục sư đứng trên tòa giảng mà thôi, vị tín hữu đứng trên một bục bên kia, chỉ tuyên đọc Lời Chúa.
Giáo hội Lutheran với niềm tin sắc son không lay chuyển rằng chỉ bởi Ân phúc, chỉ bởi Thánh Kinh, và chỉ bởi Đức Tin. Đấy là giáo lý thuần chánh (Pure Doctrines) mà giáo hội Lutheran tin và thực hành nếp sống đạo qua Lời Chúa dạy dỗ. Mỗi Chúa nhật, trong nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa, giáo dân đều đọc Bài Kinh Nguyện Chung (The Lord’s Prayer) và Bài Tín Điều các Sứ Đồ (The Apostles’ Creeds). /.

Nguồn Vietnamlutheran

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *