Từ năm 1998, ngày 3-12 hằng năm được lấy làm Ngày Quốc tế người Khuyết tật trên toàn thế giới, chính thức được LHQ xúc tiến.
Gần 10% dân số thế giới (khoảng 650 triệu người) chịu một khuyết tật. Hơn nữa, 80% những người khuyết tật này (tức là khoảng 400 triệu) sống trong các nước nghèo. Người ta cũng ghi nhận 90% trẻ em mang khuyết tật trong các quốc gia đang phát triển không được đến trường. Gần 20 triệu phụ nữ bị tật nguyền do những biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh đẻ.
Trên thế giới, những người khuyết tật phải đương đầu với những trở ngại trong việc tham gia vào đời sống xã hội, do những rào cản hệ thống kiến trúc, những thành kiến văn hoá, sự phủ nhận các quyền con người và công dân.
Theo các số liệu của cuốn Niên giám Thống kê Giáo Hội Cơ Đốc Giáo gần đây nhất, trên thế giới có 15.985 nhà cho người cao tuổi, bệnh mãn tính và khuyết tật do Giáo Hội cai quản, trong đó 8.265 nhà ở Châu Âu, 4.143 ở Châu Mỹ, 2.234 ở Châu Á, 834 ở Châu Phi và 509 nhà ở Châu Úc.
Khuyết tật và nghèo đói liên kết chặt chẽ với nhau và mỗi cái là nguyên nhân của cái kia. Hai môi trường cản trở bất công nhất các quyền của những con người này là giáo dục và y tế.
Ở Ý, Hội Thân hữu Raoul Follereau (AIFO) đã dấn thân trên lĩnh vực quốc gia để cổ vũ quyền của người khuyết tật ở mọi cấp độ, đặc biệt chú ý tới những người sống trong các vùng bất lợi nhất trên trái đất về bình diện kinh tế.
Theo Agence Fides