BẢN TUYÊN NGÔN AUGSBURG (1) – LỜI GIỚI THIỆU (A)

LỜI GIỚI THIỆU

Những sự kiện dẫn đến Bản Tuyên ngôn Augsburg.

Bản Tuyên ngôn Augsburg được trình bày vào ngày 25, tháng Sáu, năm 1530.  Đây là thời điểm mang tính quyết định cho một giai đoạn sắp đến.  Chúng ta cần biết thêm về lịch sử dẫn đến Hội nghị Hoàng gia tại Augsburg này.  Chín năm trước đó, vào ngày 21, tháng Tư, năm 1521, tại Hội nghị Hoàng gia họp ở Worms, Hoàng đế Charles V đã lắng nghe Martin Luther từ chối rút lại những tín lý ông đã giảng dạy, ông nói rằng: “Tôi không thể và cũng sẽ không rút lại.  Tôi không thể làm gì khác hơn được. Tôi đang đứng đây.  Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ tôi. A-men.”  Bấy giờ Hoàng đế Charles nhìn thấy hầu hết các lãnh đạo quan trọng trong khắp lãnh thổ nước Đức của mình đã mạnh dạn công xưng đức tin cho dù tính mạng của họ sẽ bị đe dọa bởi chính quyền và giáo quyền.

Martin Luther bị cho là tên tội đồ và là kẻ dị giáo; ông bị dứt phép thông công và bị kết án tử hình vào tháng Tư năm 1521.  Năm 1526, cuộc cải chánh đã lan ra cho đến suốt Hội nghị Hoàng gia tại Speyer.  Những hoàng thân theo phái Lutheran đã làm áp lực thông qua nghị quyết chấp thuận cho mỗi người trong số họ có quyền để quản lý những vấn đề về tôn giáo trong địa hạt riêng của họ – theo những cách mà họ cho là tốt nhất – cho đến khi hoàng đế có thể triệu tập một Giáo hội nghị. Từ năm 1526 đến năm 1529, đây là những điều còn giữ lại trong Đế chế La-mã.  Kết quả là dân chúng hầu như khắp vùng phương Bắc nước Đức trở nên những tín hữu theo phái Lutheran trải dài cho đến nhiều thành phố thuộc miền Nam nước Đức.  Tại Hội nghị Hoàng gialần thứ nhì tại Speyer (1529), các hoàng thân trung thành với La-mã lật ngược quyết định ba năm trước đó.  Các hoàng thân trung thành với cuộc cải chánh Lutheran và những phong trào cải chánh khác đã mạnh mẽ bảo vệ quyết định này.

Những người theo phái Lutheran cùng với những người cải chánh khác được gán cho cái tên là “Protestants” (những người phản kháng).  Cái tên này đã gây nên nhiều ấn tượng kể từ đó.

Charles đã triệu tập tất cả các lãnh đạo trong khắp Đế chế để tham dự Hội nghị Hoàng gia tại Augsburg.(Còn được biết đến như là Reichstag hay Diet)  Vua muốn giải quyết một lần đủ cả cho những cuộc tranh cải trong các hội thánh trên toàn lãnh thổ nước Đức của ông.  Quân đội của Đế chế Thổ-nhĩ-kỳ đang lăm le ở bờ cõi phía đông.  Ông muốn có sự thống nhất để mối đe dọa của người Thổ có thể được giải quyết.  Ông hy vọng một sự kết hợp nhẹ nhàng và tử tế, để cuối cùng những mối đe dọa sẽ chặn đứng phong trào Lutheran và phục hồi công giáo La-mã trên khắp đế chế.  Nhưng mọi việc đã không xảy ra như Charles mong đợi.


Những Tín Lý của Schwabch, Marburg và Torgau.

Phái Lutheran chỉ được nhân nhượng ở những nơi mà lực lượng quân đội không thể trừ khử họ được.  Họ không được bảo vệ trong lãnh thổ nước Đức từ hoàng gia cho đến La-mã.  Sau Giáo hội nghị Speyer năm 1529, Philip of Hesse đã tìm cách tạo ra một liên minh chính trị để bảo vệ lẫn nhau cho những người phản đối lại hành động độc tài của vua Charles V.  Liên minh này được thành lập vào ngày 22 tháng Tư năm 1529, trong một thỏa ước bí mật tại Speyer.  Để dọn đường cho những người Thụy sĩ vào trong liên minh này, Philip Hesse đã lên kế hoạch để dàn xếp sự tranh luận giữa Luther và Ulrich Zwingli vào một cuộc họp trong lâu đài của ông tại Marbug.

Phái Lutherans được quan tâm bởi long khát khao của Philip of Hesse mong muốn đặt sự hiệp nhất về chính trị trước sự hiệp nhất về giáo lý.  Sau Hội nghị Speyer, Philip Melanchthon (là người đã yên lặng để xem xét những sự khác nhau của phái Lutheran giữa người Đức và Thụy sĩ) đã có một sự thay đổi trong lòng và cố gắng để ngăn trở liên minh. Luther cũng phản đối liên minh vì không có sự thống nhất tín điều. Tín điều Schwabach do Luther và một số người soạn thảo khoảng giữa ngày 25 tháng Bảy và ngày 14 tháng Chín năm đó.

Cuộc hội đàm Marburg được diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4 tháng Mười năm 1529. Ulrich Zwingli và Martin Luther đã đối mặt với nhau hầu như suốt cuộc nghị luận. Cả hai nhóm đã xác lập nhiều điều họ thống nhất với nhau và nói đến điều này trong mười bốn điều. Đến điều thứ mười lăm thì cuộc hội đàm trở nên gián đoạn, vì bàn đến điều cần phải làm cho lễ Tiệc thánh. Zwingli chấp nhận  giải pháp “bằng mặt mà không bằng lòng”, còn Luther thì cứ khăng khăng cho rằng theo lời của Chúa Jesus là “Đây là thân thể Ta” có nghĩa “Đây là thân thể Ta”. Lúc ấy ông cầm lấy viên phấn viết chữ “Đây là thân thể Ta” trên bàn. Hễ khi nào Zwingli và những nhà cải chánh Thụy sĩ khác cố phản đối Luther về ý nghĩa của những từ này, Luther liền kéo khăn trải bàn ra và chỉ vào những từ đó. Tín điều Marburg do đó đã đề cập rằng: “Chúng tôi không đồng ý về thân và huyết thật của Đấng Christ chính là sự hiện diện của thân thể trong bánh và nước nho.”

Tín điều Marburg, cùng với tín điều Schwabach, đã cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc viết ra Bản Tuyên ngôn Augsburg. Mười bảy Tín điều Schwabach được nói đến trước tiên vào ngày 16 tháng Mười năm 1529. Họ đã nhất trí rằng sự hiệp nhất trong giáo lý là điều kiện tiên quyết cho bất cứ sự hợp tác nào giữa nhiều nhóm cải chánh tại Đức.
Charles V vẫn cố chấp với mọi nổ lực để loại bỏ những cuộc tranh luận về tôn giáo trong lãnh thổ của ông. Ông đang đối mặt với áp lực từ sự đe dọa xâm lăng của quân đội Thổ nhĩ kỳ ở phía đông. Ông cũng e ngại đức giáo hoàng, bất cứ lúc nào cũng có thể bắt tay liên minh với người cai trị nước Pháp để tấn công đế chế của ông ở hướng tây.  Hơn thế nữa Đế chế của ông là một sự liên kết của nhiều lãnh thổ tương đối độc lập và những thành phố tự do.  Các lãnh đạo then chốt của Đế chế được biết đến như là các Tuyển Hầu bởi vì họ là các vị vua được tuyển chọn.  Charles phụ thuộc họ cả về mặt quân sự cũng như chính trị, vì thế ông không đủ sức tách ra khỏi họ. Đồng thời Chales cũng là người rất sùng đạo. Ông cảm thấy được thôi thúc là ông có bổn phận phải bảo vệ giáo hội Công giáo La-mã khỏi sự đe dọa của những người theo phái Lutheran và những nhà cải chánh khác. Ông hy vọng rằng qua hội nghị tại Augsburg sẽ giải quyết ổn thỏa mọi tranh cãi.

Tuyển Hầu John trước tiên đã từ chối tham dự hội nghị tại Augsburg. Nhưng Charles khuyên ông nên tham dự. Vì cớ Charles mời mỗi người tham dự chia sẻ “những ý kiến, tư tưởng và quan điểm” của nình nên Tuyển Hầu John đã yêu cầu những nhà thần học ở Wittenberg, được hướng dẫn bởi Martin Luther, chuẩn bị thảo một bản Bản Tuyên ngôn. Martin Luther, Philip Melanchthon, Justas Jonas, và John Bugenhagen, đến tại Torgau để làm việc khẩn cấp. Tài liệu của họ được gọi là Tín điều Torgau vì nó được đưa ra bởi Tuyển Hầu John tại Lâu đài Torgau vào tháng Ba năm 1530.

(Còn nữa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *