THẦN HỌC CĂN BẢN

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

Phần mở đầu, là tựa đề phần này, đơn giản có nghĩa là những nhận xét mở đầu hoặc sơ bộ. Phần này cho tôi (tác giả) cô hội giúp độc giả biết vài điều trong kế hoạch tổng quát của mình, cả về phạm vi và giới hạn của nó, cũng như một số tiền giả định trong cách  suy nghĩ của tác giả và những phương thức định dùng. Lời tựa nhằm hướng độc giả đến dự định của tác giả dành cho sách này.

I. KHÁI NIỆM THẦN HỌC.

Là tác phẩm luận về thần học thì tự nó cũng nói ngay đôi điều về phạm vi, trọng tâm và những giới hạn. Từ ngữ “thần học” (theology) ra từ chữ theos có nghĩa là Đức Chúa Trời và logos có nghĩa là sự diễn tả hữu lý, nghĩa là sự giải thích hữu lý về niềm tin tôn giáo. Như vậy thần học Cơ Đốc có nghĩa là sự giải thích hữu lý về đức tin Cơ Đốc.

Khái niệm tổng quát này về thần học bao hàm ít nhất ba yếu tố.

(1) Thần học là có thể hiểu được: Lý trí của con người có thể hiểu được thần học theo phương cách hữu lý và có trật tự.

(2) Thần học đòi hỏi có sự giải thích. Đến lượt sự giải thích này bao gồm sự chú giải Kinh thánh và hệ thống hoá.

(3) Đức tin Cơ Đốc có nguồn gốc từ Kinh Thánh, cho nên thần học Cơ Đốc là bộ môn nghiên cứu đặt trên nền tảng Thánh Kinh.

Như vậy thần học là sự khám phá, hệ thống hoá và trình bày chân lý về Đức Chúa Trời.

II. NHỮNG THỂ LOẠI THẦN HỌC.

Có thể phân loại các thần học theo nhiều cách khác nhau.

(1) Theo kỷ nguyên: Chẳng hạn như thần học thời các giáo phụ, thần học trung cổ, thần học cải chánh, thần học hiện đại.

(2) Theo quan điểm: Như thần học Arminius, thần học Calvin, thần học Công giáo, thần học của Barth, thần học tự do v.v…

(3) Theo trọng tâm: Như thần học lịch sử, thần học Thánh Kinh, thần học hệ thống, thần học biện giải, thần học giải kinh v.v… Một số điểm phân biệt này rất quang trọng cho người nghiên cứu thần học.

A. THẦN HỌC LỊCH SỬ.

Thần học lịch sử tập trung vào suy nghĩ và ý kiến của những người nghiên cứu Kinh Thánh đã nghĩ về sự dạy dỗ của Kinh Thánh – với tư cách cá nhân hoặc tập thể – như trong những  công bố của các Giáo Hội Nghị. Thần học lịch sử cho thấy Hội Thánh đã phát biểu cả chân lý lẫn sai lầm như thế nào, và hướng dẫn nhà thần học trong sự hiểu biết và phát biểu giáo lý riêng của họ. Người nghiên cứu có thể  tìm hiểu chân lý cách hiệu quả hơn nhờ được biết những đóng góp và những sai lầm của lịch sử Hội Thánh. Khi thuận tiện, tôi sẽ đưa vào một vài lịch sử giáo lý trong sách này.

B. THẦN HỌC KINH THÁNH.

Mặc dầu từ ngữ “thần học Thánh Kinh” được dùng rất nhiều cách khác nhau, nhưng nó giúp đặt tên một trọng điểm đặc biệt cho việc nghiên cứu thần học. Theo ý nghĩa không chuyên, thần học Thánh Kinh có thể nói đến thần học phái kiền thành (để phân biệt với thần học triết học), hoặc thần học đặt căn bản trên Thánh Kinh (phân biệt với loại thần học đang tương tác với những nhà tư tưởng đương thời), hoặc thần học chú giải kinh (exegentical theology – để phân biệt với thần học suy biện). Một vài bộ môn thần học Thánh Kinh đương thời theo quan điểm thần học tự do rơi vào phạm trù thứ nhì, là thần học chú giải kinh, dầu vậy loại chú giải nầy không trung tín trình bày sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Công việc của chúng cũng bao gồm một sự bình luận liên tục suốt Kinh Thánh được gộp lại với nhau theo phạm trù lớn hơn nào đó như vương quốc hay giao ước của Đức Chúa Trời (nếu là thần học Thánh Kinh Cựu ước), hoặc những phạm trù khác nhau như sự dạy dỗ của Chúa Jesus, của Phaolô và Cơ Đốc Giáo nguyên thuỷ (nếu là thần học Thánh Kinh Tân ước).

Theo ý nghĩa chính xác, thần học Thánh Kinh có tiêu điểm sắc nét hơn thế nhiều. Nó luận giảicó hệ thống về tiến triển sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời theo dòng lịch sử trong Kinh Thánh. Từ định nghĩa này nổi bật nên bốn đặc điểm:

(1) Những kết quả của bộ môn nghiên cứu thần học Kinh Thánh phải được trình bày theo một hình thức có hệ thống. Trên phương diện này, thần học Thánh Kinh giống với những lãnh vực khác của các bộ môn nghiên cứu về Kinh Thánh và thần học. Hệ thống hay cách sắp xếp để trình bày thần học Thánh Kinh không nhất thiết phải dùng cùng những phạm trù của thần học hệ thống. Không buộc phải dùng, mà cũng không buộc phải tránh dùng.

(2) Thần học Thánh Kinh chú ý đến vùng đất lịch sử đã nhận sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Bộ môn này nghiên cứu đời sống của những trước giả Kinh Thánh, nhưng hoàn cảnh thúc giục họ viết, và hoàn cảnh lịch sử của người nhận tác phẩm của họ.

(3) Thần học Thánh Kinh nghiên cứu sự mặc khải trong trình tự tiệm tiến mà khải thị ấy được tỏ ra. Thần học Thánh Kinh thừa nhận sự mạc khải không hoàn tất trong chỉ một hành động đơn lẻ của Đức Chúa Trời, nhưng được mở ra theo một loạt những giai đoạn liên tiếp và sử dụng nhiều người khác nhau. Kin thánh là bản ký thuật tự tiển triển của mạc khải, và thần học Thánh Kinh tập chú vào tiến triển đó. Ngược lại, thần học hệ thống xem sự mạc khải như tổng thể đã hoàn tất.

(4) Thần học Thánh Kinh tìm tài liệu nguồn của mình từ Kinh Thánh. Thực ra những nền thần học hệ thống chính thống cũng vậy. Nói như vậy không có ý bảo các bộ môn thần học Thánh Kinh hay thần học hệ thống đã không thể hoặc không lấy tài liệu từ các nguồn khác, nhưng thần học hay bản thân giáo lý không ra từ bất kỳ nguồn nào khác  ngoài Thánh Kinh.

C. Thần Học Hệ Thống.

Thần học hệ thống liên kết dữ liệu của sự mặc khải trong Thánh Kinh như một tổng thể để phô bày cách hệ thống bức tranh toàn cảnh về sự tự mạc khải của Đức Chúa Trời.

Thần học hệ thống có thể bao gồm cả những bối cảnh lịch sử, biện minh học, bênh vực, và công tác chú giải Kinh Thánh, nhưng tập trung vào cấu trúc tổng thể của giáo lý Thánh Kinh.

Tóm lại: Thần học là sự khám phá, hệ thống hoá và trình bày những chân lý về Đức Chúa Trời. Thần học lịch sủ hoàn tất điều này bằng cách tập trung vào điều những người khác trong suốt dòng lịch sử đã nó về những chân lý này. Thần học Thánh Kinh thực hiện điều này bằng cách khảo lược sự mạc khải tiệm tiến chân lý của Đức Chúa Trời. Thần học hệ thống trình một cấu trúc tổng thể.

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

Phần mở đầu, là tựa đề phần này, đơn giản có nghĩa là những nhận xét mở đầu hoặc sơ bộ. Phần này cho tôi (tác giả) cô hội giúp độc giả biết vài điều trong kế hoạch tổng quát của mình, cả về phạm vi và giới hạn của nó, cũng như một số tiền giả định trong cách  suy nghĩ của tác giả và những phương thức định dùng. Lời tựa nhằm hướng độc giả đến dự định của tác giả dành cho sách này.

I. KHÁI NIỆM THẦN HỌC.

Là tác phẩm luận về thần học thì tự nó cũng nói ngay đôi điều về phạm vi, trọng tâm và những giới hạn. Từ ngữ “thần học” (theology) ra từ chữ theos có nghĩa là Đức Chúa Trời và logos có nghĩa là sự diễn tả hữu lý, nghĩa là sự giải thích hữu lý về niềm tin tôn giáo. Như vậy thần học Cơ Đốc có nghĩa là sự giải thích hữu lý về đức tin Cơ Đốc. Khái niệm tổng quát này về thần học bao hàm ít nhất ba yếu tố.(1) Thần học là có thể hiểu được: Lý trí của con người có thể hiểu được thần học theo phương cách hữu lý và có trật tự.(2) Thần học đòi hỏi có sự giải thích. Đến lượt sự giải thích này bao gồm sự chú giải Kinh thánh và hệ thống hoá.(3) Đức tin Cơ Đốc có nguồn gốc từ Kinh Thánh, cho nên thần học Cơ Đốc là bộ môn nghiên cứu đặt trên nền tảng Thánh Kinh.Như vậy thần học là sự khám phá, hệ thống hoá và trình bày chân lý về Đức Chúa Trời.

II. NHỮNG THỂ LOẠI THẦN HỌC.

Có thể phân loại các thần học theo nhiều cách khác nhau. (1) Theo kỷ nguyên: Chẳng hạn như thần học thời các giáo phụ, thần học trung cổ, thần học cải chánh, thần học hiện đại.(2) Theo quan điểm: Như thần học Arminius, thần học Calvin, thần học Công giáo, thần học của Barth, thần học tự do v.v…(3) Theo trọng tâm: Như thần học lịch sử, thần học Thánh Kinh, thần học hệ thống, thần học biện giải, thần học giải kinh v.v… Một số điểm phân biệt này rất quang trọng cho người nghiên cứu thần học.

A. THẦN HỌC LỊCH SỬ.

Thần học lịch sử tập trung vào suy nghĩ và ý kiến của những người nghiên cứu Kinh Thánh đã nghĩ về sự dạy dỗ của Kinh Thánh – với tư cách cá nhân hoặc tập thể – như trong những  công bố của các Giáo Hội Nghị. Thần học lịch sử cho thấy Hội Thánh đã phát biểu cả chân lý lẫn sai lầm như thế nào, và hướng dẫn nhà thần học trong sự hiểu biết và phát biểu giáo lý riêng của họ. Người nghiên cứu có thể  tìm hiểu chân lý cách hiệu quả hơn nhờ được biết những đóng góp và những sai lầm của lịch sử Hội Thánh. Khi thuận tiện, tôi sẽ đưa vào một vài lịch sử giáo lý trong sách này.

B. THẦN HỌC KINH THÁNH.

Mặc dầu từ ngữ “thần học Thánh Kinh” được dùng rất nhiều cách khác nhau, nhưng nó giúp đặt tên một trọng điểm đặc biệt cho việc nghiên cứu thần học. Theo ý nghĩa không chuyên, thần học Thánh Kinh có thể nói đến thần học phái kiền thành (để phân biệt với thần học triết học), hoặc thần học đặt căn bản trên Thánh Kinh (phân biệt với loại thần học đang tương tác với những nhà tư tưởng đương thời), hoặc thần học chú giải kinh (exegentical theology – để phân biệt với thần học suy biện). Một vài bộ môn thần học Thánh Kinh đương thời theo quan điểm thần học tự do rơi vào phạm trù thứ nhì, là thần học chú giải kinh, dầu vậy loại chú giải nầy không trung tín trình bày sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Công việc của chúng cũng bao gồm một sự bình luận liên tục suốt Kinh Thánh được gộp lại với nhau theo phạm trù lớn hơn nào đó như vương quốc hay giao ước của Đức Chúa Trời (nếu là thần học Thánh Kinh Cựu ước), hoặc những phạm trù khác nhau như sự dạy dỗ của Chúa Jesus, của Phaolô và Cơ Đốc Giáo nguyên thuỷ (nếu là thần học Thánh Kinh Tân ước).Theo ý nghĩa chính xác, thần học Thánh Kinh có tiêu điểm sắc nét hơn thế nhiều. Nó luận giảicó hệ thống về tiến triển sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời theo dòng lịch sử trong Kinh Thánh. Từ định nghĩa này nổi bật nên bốn đặc điểm:(1) Những kết quả của bộ môn nghiên cứu thần học Kinh Thánh phải được trình bày theo một hình thức có hệ thống. Trên phương diện này, thần học Thánh Kinh giống với những lãnh vực khác của các bộ môn nghiên cứu về Kinh Thánh và thần học. Hệ thống hay cách sắp xếp để trình bày thần học Thánh Kinh không nhất thiết phải dùng cùng những phạm trù của thần học hệ thống. Không buộc phải dùng, mà cũng không buộc phải tránh dùng.(2) Thần học Thánh Kinh chú ý đến vùng đất lịch sử đã nhận sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Bộ môn này nghiên cứu đời sống của những trước giả Kinh Thánh, nhưng hoàn cảnh thúc giục họ viết, và hoàn cảnh lịch sử của người nhận tác phẩm của họ.(3) Thần học Thánh Kinh nghiên cứu sự mặc khải trong trình tự tiệm tiến mà khải thị ấy được tỏ ra. Thần học Thánh Kinh thừa nhận sự mạc khải không hoàn tất trong chỉ một hành động đơn lẻ của Đức Chúa Trời, nhưng được mở ra theo một loạt những giai đoạn liên tiếp và sử dụng nhiều người khác nhau. Kin thánh là bản ký thuật tự tiển triển của mạc khải, và thần học Thánh Kinh tập chú vào tiến triển đó. Ngược lại, thần học hệ thống xem sự mạc khải như tổng thể đã hoàn tất.(4) Thần học Thánh Kinh tìm tài liệu nguồn của mình từ Kinh Thánh. Thực ra những nền thần học hệ thống chính thống cũng vậy. Nói như vậy không có ý bảo các bộ môn thần học Thánh Kinh hay thần học hệ thống đã không thể hoặc không lấy tài liệu từ các nguồn khác, nhưng thần học hay bản thân giáo lý không ra từ bất kỳ nguồn nào khác  ngoài Thánh Kinh.

C. Thần Học Hệ Thống.

Thần học hệ thống liên kết dữ liệu của sự mặc khải trong Thánh Kinh như một tổng thể để phô bày cách hệ thống bức tranh toàn cảnh về sự tự mạc khải của Đức Chúa Trời. Thần học hệ thống có thể bao gồm cả những bối cảnh lịch sử, biện minh học, bênh vực, và công tác chú giải Kinh Thánh, nhưng tập trung vào cấu trúc tổng thể của giáo lý Thánh Kinh.Tóm lại: Thần học là sự khám phá, hệ thống hoá và trình bày những chân lý về Đức Chúa Trời. Thần học lịch sủ hoàn tất điều này bằng cách tập trung vào điều những người khác trong suốt dòng lịch sử đã nó về những chân lý này. Thần học Thánh Kinh thực hiện điều này bằng cách khảo lược sự mạc khải tiệm tiến chân lý của Đức Chúa Trời. Thần học hệ thống trình một cấu trúc tổng thể./.

(Sưu tầm và biên soạn Admin)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *