Những vi phạm tự do tôn giáo, những ức hiếp và phân biệt đối xử chống lại các thiểu số tôn giáo vẫn còn được ghi nhận trong nhiều quốc gia trên thế giới: đó là những gì Bản Báo Cáo 2010 về tự do tôn giáo trên thế giới khẳng định, được tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Ngặt Nghèo công bố và trình bày ngày 24-11 tại Roma.
Bản Báo Cáo gồm 194 phiếu liên quan đến các quốc gia khác nhau, cho một bức tranh toàn cảnh đầy đủ ở mức độ châu lục.
Ở CHÂU MỸ, các nước như Cuba bị nêu tên, nơi “tình hình không thay đổi trong nững gì liên quan đến việc làm luật và sự cai trị đàn áp đối với hiện tượng tôn giáo, nhưng là nơi đã có những cởi mở, ví dụ về những gì liên quan đến việc cho phép thực hiện những hành vi tôn giáo trước kia vẫn bị cấm”.
Trong PHẦN BẮC PHI, “cho thấy những vấn nạn gây ra bởi sự trùng khớp giữa tôn giáo với chính trị, cả về mặt làm luật của phần lớn các quốc gia lẫn trong não trạng của đa số dân cư. Hậu quả là người công dân đầy đủ quyền chỉ là người cũng tuyên xưng tôn giáo chiếm đa số, trong khi các thiểu số tôn giáo cùng lắm là được chịu đựng hoặc bị coi như một mối nguy cho sự ổn định của xã hội”. Đó là trường hợp Êthiopia, nước “đối mặt với một pháp chế gương mẫu về mặt tự do tôn giáo, lại có những bất bao dung xã hội, nhất là trong những vùng có đa số Hồi giáo”, trong khi “việc thực hành các tôn giáo khác với Hồi giáo gây nên những phản ứng cố chấp trên toàn lãnh thổ Somali và những cuộc cải đạo bị làm cho nản chí do những hình thức tẩy chay hoặc khai trừ khỏi xã hội”.
Về TRUNG ĐÔNG, “người Thổ Nhĩ Kỳ chưa thề công khai trở lại Kitô giáo, vì sự phân biệt đối xử hiện có đối với những người cải đạo”, và người ta lưu ý rằng “Ảrập Xêút và Yêmen vẫn là những quốc gia vùng Vịnh trong đó pháp chế duy nhất theo đạo Hồi rất nghiêm khắc, ví dụ án tử hình cho trường hợp bỏ đạo, ngăn cản mọi biểu hiện và mọi thực hành tôn giáo, kể cả là riêng tư, mặc dù hiện diện ở Ảrập Xêút gần 1 triệu lao động Kitô hữu nhập cư”.
Ở IRAQ, đời sống của những cộng Kitô hữu rất kỳ cựu luôn ngày càng bi thảm. Họ có nguy cơ bị xoá sổ, chịu một sự tấn công gây hấn khủng bố có hệ thống”, trong khi “ở IRAN, Hồi giáo phái Siai vẫn là quốc giáo, điều này dẫn tới những phân biệt đối xử và bạo lực chống lại các tôn giáo khác và ngay cả với Hồi giáo phái Sunni”.
Ở TRUNG Á, “CÁC NƯỚC CỘNG HOÀ KAZAKSTAN, KIRGHIZSTAN, TADJIKISTAN, TURKMENSTAN, UZBEKISTAN luôn có những vấn nạn ít nhiều nghiêm trọng liên quan không chỉ đến tự do tôn giáo, mà còn ở sự tôn trọng các quyền con người khác nữa”.
Ở PAKISTAN, “từ 1986 đến 2010, ít nhất 993 người bị buộc tội đã xúc phạm Coran hoặc báng bổ tiên tri Mahomet, nạn nhân của luật chống báng bổ”.
ẤN ĐỘ tiếp tục ghi nhận “một sự gia tăng bạo lực trên nền tảng tôn giáo và sắc tộc”. Orissa là một trường hợp điển hình. BÁC TRIỀU TIÊN “vẫn luôn là một trong những nước có đời sống người dân vô nhân đạo nhất. Tự do gôn giáo bị phủ nhận trong tất cả mọi mặt và các thông tin bị hạn chế và rất khó săn tìm”.
Bản Báo Cáo kể tên những ngăn trở và hạn chế nghiêm trọng hiện có ở VIỆT NAM, LÀO, MYANMAR VÀ TRUNG QUỐC. Trong đất nước đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới, INDONESIA, những trường hợp bạo lực khiến các Kitô hữu và những nhóm Tin Lành lấy làm quan ngại”.
Theo CTN & Fides