TRUNG QUỐC: KHI CHUẨN NGHÈO ĐƯỢC NÂNG LÊN, SỐ NGƯỜI NGHÈO SẼ TĂNG GẤP 3 LẦN

Để thực hiện một phần trong kế hoạch chống lại đói nghèo ở nông thôn, Bắc Kinh buộc phải tăng chuẩn nghèo từ 1.169 lên 1.500 nhân dân tệ (175–230 USD)/năm. Các học giả và chính trị gia phản đối quyết định này, gọi đó là “quá nhẹ”. Họ muốn tăng mạnh hơn nữa.

– Nỗ lực chống đói nghèo của Trung Quốc đang bị khựng lại. Chuẩn nghèo ở Trung Quốc sẽ được nâng từ 1.169 lên 1.500 nhân dân tệ (175-230 USD)/năm. Đối với Ngân hàng Thế giới, chuẩn nghèo tối thiểu là 1,25 USD/ngày, hoặc 3.000 nhân dân tệ (450 USD)/năm.(*)

Với tiêu chuẩn mới này, số người nghèo sẽ tăng gấp ba, từ 26.88 triệu đến khoảng 100 triệu người. Tổng số người nghèo trước đây bị thay đổi một phần do kế hoạch của nhà nước nhằm giảm thiểu số người nghèo ở nông thôn trong 10 năm tới.

Các chuyên gia đã không hài lòng về quyết định này, xem ra nó quá chậm. “Đã có những yêu cầu tăng chuẩn nghèo cao hơn trong nhiều năm qua”, ông Zheng Fengtian, một giáo sư tại Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Đại học Renmin Trung Quốc, nói. “Thử nghĩ xem tiền lương của chúng ta đã tăng bao nhiêu lần trong những năm qua? Và giá bất động sản đã tăng bao nhiêu lần?”

Không chỉ giới học giả mới quan tâm vấn đề này. “Từ năm 1985 đến 2009, chuẩn nghèo của Trung Quốc tăng khoảng 5 lần, trong khi chỉ số GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm trong nước) tăng tới 42 lần […] Tôi đề nghị ít nhất nên tăng gấp đôi tiêu chuẩn nghèo hiện nay, lên 2.400 nhân dân tệ (360 USD) [dưới mức này là nghèo]”, ông Shen Wen, đại biểu Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chinese People’s Political Consultative Conference), nói hồi tháng trước.

Ông Zheng cho biết việc gia tăng chuẩn nghèo bị hãm lại là để cân bằng lợi ích của 3 bên:

“Đối với chính quyền trung ương, thật là mất sĩ diện nếu chuẩn nghèo tăng mạnh, và điều này sẽ dẫn đến việc tăng thêm phần lớn số người nghèo khổ”.

“Đối với chính quyền địa phương, nhiều nơi thà giữ tình trạng nghèo, vì điều này có nghĩa sẽ được chính quyền trung ương hỗ trợ tài chính nhiều hơn”.

“Đối với người nghèo, chắc chắn là họ muốn chuẩn nghèo được nâng lên để có thể hưởng phúc lợi nhiều hơn nữa”.

Một bé gái con nhà nghèo ở Trung Quốc

———————————–

(*) Chuẩn nghèo tại Việt Nam: 

2006-2010:

– Nông thôn: hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống.

– Thành thị: hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống.

2011-2015:

– Nông thôn: hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

– Thành thị: hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

Theo chuẩn nghèo quy định, năm 2009, cả nước Việt Nam có khoảng 2 triệu hộ nghèo. Con số 2 triệu hộ nghèo là tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, với mức thu nhập bình quân từ 200.000 (ở nông thôn) đến 260.000 (ở thành thị) đồng/người/tháng; nếu tính theo chuẩn nghèo hiện nay (từ 400.000 đến 500.000 đồng/người/tháng), số hộ nghèo còn nhiều hơn nữa. (Chú thích của người dịch).

Mai Trang
Theo Asianew & TTCG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *