Video tổng thời lượng 5:54 phút
SÁCH NA-HUM
Tác giả:Tác giả trong sách của Na-hum xác minh rằng bản thân mình là Na-hum (trong tiếng Hê-bơ-rơ là “Người an ủi”) người Ên-cốc (1:1). Có nhiều thuyết về nơi thành phố đó trước kia mặc dù vẫn thiếu chứng cơ kết luận. Trong số đó, có giả thiết cho rằng thành phố này là tiền thân của thành phố tên là Caphácnaum/Ca-bê-na-um (nghĩa đen có là “ngôi làng của Na-hum”) tại biển Ga-li-lê.
Thời điểm viết: Với lượng thông tin giới hạn mà chúng ta biết về Na-hum, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là thu hẹp khoảng thời gian sách của Na-hum được viết vào giữa 663 và 612 trước công nguyên. Hai sự kiện được nhắc đến trong sách giúp ta xác định được khoảng thời gian này. Trước hết, Na-hum có nhắc đến việc Thebes (Nô A-môn) ở Ai cập gục ngã trước người A-si-rian (663 trước công nguyên) ở thì quá khứ, tức là sự việc này xảy ra trước sách. Thứ nhì, những thứ còn lại của tiên tri Na-hum trở thành sự thật vào năm 612 trước công nguyên.
Mục đích viết: Na-hum không định viết sách như lời cảnh hay “kêu gọi ăn năn” cho người Ni-ni-ve. Chúa đã ban cho họ tiên tri Giô-na 150 năm trước cùng với lời hứa về điều gì Ngài sẽ làm nếu họ tiếp tục đi con đường gian ác. Mọi người vào thời điểm đó đã ăn năn nhưng thời Na-hum, họ lại tiếp tục lối sống tồi tệ thậm chí có khi còn hơn trước kia. Người Assyri đã trở nên cực kỳ bạo tàn trong việc xâm lược (treo cơ thể của các nạn nhân lên một cái cọc và đặt da của họ lên trước lều cùng rất nhiều việc dã man khác). Khi Na-hum lên tiếng với người Giu-đa rằng đừng tuyệt vọng bởi vì Chúa đã phát lệnh trừng phạt và người Assyria sẽ sớm nhận được điều chúng xứng đáng.
Nội dung chinh : Ni-ni-ve đã từng đáp lại sự giao rảng của Giô-nát và quay đi khỏi con đường tội ác mà về phụ sự Chúa vạn quân Giê-hô-va. Nhưng 150 năm sau đó, Ni-ni-ve quay trở về với, thời thần tượng, bạo tàn và kiêu căng (Na-hum 3:1-4). Một lần nữa, Chúa mang tiên tri của Ngài tới để giao rảng về sự đoán phạt trong việc huỷ diệt thành phố và khuyên người dân phải ăn năn. Buồn thay, người Ni-ni-ve đã không chú ý tới lời cảnh báo của Na-hum và thành phố họ đã bị rơi vào sự cai trị của người Ba-by-lon.
Tiên tri trước hạn : Phao-lô nhắc tới Na-hum 1:15 trong Rô-ma 10:15 về đấng Mê-sai và công vụ của Ngài, cũng như các sứ đồ của đấng Christ trong thời của Ngài. Câu đó cũng có thể được hiểu rằng những sứ giả Phúc Âm có nhiệm vụ rao giảng Phúc Âm bình an. Chúa ban bình an cho các tội nhân bằng máu của Đấng Christ, sự bình an “vượt quá khỏi mọi sự hiểu biết” (Phi-líp 4:7). Công việc của người truyền giảng cũng “mang tin vui về phước lành”, chẳng hạn sự hoà giải, sự công chính, sự tha thứ, sự sống và sự cứu chuộc đời đời bằng sự bị đóng đinh của đấng Christ. Sự rao giảng về Phúc âm đó và những tin vui đã bước đi của họ thêm đẹp đẽ. Hình ảnh tưởng tượng này của một người hối hả và vui mừng chạy tới với mọi người để rao giảng về Tin Lành.
Áp dụng thực tế: Chúa rất kiên nhẫn và chậm nóng giận. Ngài cho mọi nước thời gian để nhận biết Ngài là Chúa. Nhưng Ngài không để bị chế nhạo. Tất cả những khi một nước quay lại với Ngài để theo những động cơ riêng, Ngài sẽ bước đến với sự trừng phạt. Gần 220 năm trước, nước Mỹ được thành lập như một quốc gia được dẫn dắt bởi những nguyên tắc trong Thánh kinh. Trong vòng 50 năm trước, điều đó đã thay đổi và giờ đây nước Mỹ quay sang một hướng trái ngược. Là một Cơ đốc nhân, trách nhiệm của chúng ta là đứng lên cho các nguyên tắc và lẽ thật Thánh kinh vì lẽ thật chính là hy vọng duy nhất của đất nước chúng ta.
Đón xem sách Ha-ba-cúc nhé anh chị em.
Để đọc Kinh Thánh đầy đủ và nghiên cứu theo video mời anh em vào tải app kinh thánh đa ngôn ngữ về máy theo link này
Cầu xin Đấng Chúa Thần Thượng ĐẾ ban cho anh chị em Thần trí của mọi khôn ngoan và lòng thông sáng để anh chị em hiểu thấu LỜI SÁNG TẠO của Ngài , amen.
God Blessing
Nguồn video Cơ Đốc Nhân