PHÚC ÂM MA-THI-Ơ (video phần 2 từ chương 14-38)
Tác giả : sách Phúc âm này do Ma-thi-ơ viết. Phong cách của sách chính xác như những gì có thể mong đợi từ một người từng làm việc thu thuế. Ma-thi-ơ rất thích tính toán (18:23-24; 25:14-15). Sách được viết khá trật tự và ngắn gọn xúc tích. Thay vì viết theo thời gian, Ma-thi-ơ sắp xếp sách Phúc âm qua 6 cuộc thảo luận.
Là một người thu thuế, Ma-thi-ơ có một kỹ năng khiến văn phong của ông cuốn hút đối với Cơ đốc nhân. Những người thu thuế có khả năng viết tốc ký, điều đó có nghĩa là Ma-thi-ơ có thể ghi lại lời người khác nói từng từ một. Khả năng này có nghĩa là từ ngữ của Ma-thi-ơ không chỉ được khai sáng bởi Đức Thánh Linh, nhưng cũng đại diện như bản ghi của những bài giảng của đấng Christ. Chẳng hạn, bài giảng trên núi, được ghi lại ở chương 5-7, là một bản ghi tuyệt vời của thông điệp vĩ đại.
Thời gian viết : Như một sứ đồ, Ma-thi-ơ viết sách này vào thời kỳ đầu của hội thánh, vào khoảng 50 năm thời kỳ của Chúa (AD). Đây là thời gian mà hầu hết Cơ đốc nhân là những người được chuyển hoá từ Do thái giáo, vì thế Ma-thi-ơ tập trung vào điểm nhìn Do thái giáo trong sách này là một điều dễ hiểu.
Mục đích viết : Ma-thi-ơ muốn chứng minh cho người Do thái rằng chúa Giê-su Christ là đấng Mê-si được hứa. Nhiều hơn các Phúc âm khác, Ma-thi-ơ trích dẫn Cựu ước để cho thấy rằng Chúa Giê-su làm trọn lời của các tiên tri Do thái. Ma-thi-ơ cũng miêu tả chi tiết gia phả của chúa Giê-xu từ Đa-vít, và dung nhiều hình thức diễn giải mà người Do thái quen thuộc. Tình yêu và sự quan tâm của Ma-thi-ơ cho người của ông rõ ràng được thể hiện qua phương pháp tỉ mỉ của ông trong việc kể về câu chuyện Phúc âm.
Các câu chính:
Ma-thi-ơ 5:17: “Các ngươi đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ Luật Pháp hay Các Tiên Tri. Ta đến không phải để hủy bỏ nhưng để làm trọn.”
Ma-thi-ơ 16:26: “Vì nếu một người được cả thế giới mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Người ấy sẽ lấy chi để đổi linh hồn mình lại?”
Ma-thi-ơ 28:19-20: “Vậy hãy đi làm cho mọi dân trở thành môn đồ Ta; hãy nhân danh Ðức Chúa Cha, Ðức Chúa Con, và Ðức Thánh Linh làm báp-têm cho họ, và dạy họ giữ tất cả những gì Ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, Ta ở với các ngươi luôn cho đến tận thế.”
Tóm lược : Ma-thi-ơ nói về thân thế dòng dõi, sự kiện giáng sinh, và những năm đầu đời của đấng Christ trong hai chương đầu. Từ đó, sách phúc âm Ma-thi-ơ nói về Thiên chức của Chúa Giê-su. Những miêu tả về bài giảng của đấng Christ được sắp xếp qua các “cuộc nói chuyện” chẳng hạn như bài giảng trên núi từ chương 5 đến 7. Chương 10 nói về nhiệm vụ và mục đích của các sứ đồ; chương 13 là 1 tập các ẩn dụ; chương 18 nói về hội thánh; chương 23 bắt đầu nhắc đến kẻ giả hình và tương lai. Chương 21 tới 27 nói về sự bắt bơ, tra tấn và hành hình Đấng Christ. Chương cuối miêu tả sự sống lại và sứ mạng trọng yếu.
Các liên kết: Vì mục đích của Ma-thi-ơ là nói về Chúa Giê-xu Christ như một vị vua và Đấng Mê-si của Y-xơ-ra-en, ông trích dẫn Cựu ước nhiều hơn 3 sách phúc âm còn lại khác. Ma-thi-ơ trích dẫn hơn 60 lần từ các đoạn văn tiên tri của Cựu Ước, thể hiện Chúa Giê-su làm trọn lời tiên tri thế nào. Ông bắt đầu Phúc âm với gia phả của Chúa Giê-xu, lần ngược về Áp-ra-ham, ông tổ của người Do thái. Từ đó, Ma-thi-ơ trích dẫn rất nhiều từ các tiên tri, thường sử dụng cụm từ “như được phán qua đấng tiên tri” (Ma-thi-ơ 1:22-23, 2:5-6, 2:15, 4:13-16; 8:16-17, 13:35, 21:4-5). Những câu này tham chiếu đến tiên tri Cựu ước nói về sự sinh ra bởi thiếu nữ đồng trinh (7:14) ở Bết-lê-hem (Mi-ca 5:2), việc Ngài quay lại Ai cập sau cái chết của vua Hê-rốt (Hô-sê 11:1), công vụ của Ngài đến với người ngoại (I-sai-a 9:1-2; 60:1-3), phép chữa lành thần kỳ của Ngài cả về thể xác và linh hồn (I-sai-a 53:4), cách nói của Ngài qua ẩn dụ (Thi thiên 78:2), và việc Ngài khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem (Xa-cha-ria 9:9).
Áp dụng : Sách phúc âm Ma-thi-ơ là một sự giới thiệu tuyệt vời cho cốt lõi của việc truyền dạy đạo Đấng Chúa Thần Thượng Đế. Kết cấu logic của sách giúp cho việc xác định các vấn đề khác nhau rất dễ dàng. Sách Ma-thi-ơ đặc biệt có ích để hiểu tại sao cuộc đời Đấng Christ là sự làm trọn của các tiên tri Cựu ước.
Các thính giả Ma-thi-ơ nhắm tới là các người Do Thái, rất nhiều trong số họ- đặc biệt là những người Pha-ri-si và Sa-đu-sê- cứng cổ từ chối chấp nhận Chúa Giê-xu như Đấng Mê-si-a. Mặc dù họ dành hàng thế kỷ để đọc và tìm hiểu về Cựu ước, mắt họ bị che khỏi lẽ thật về Đấng Christ là ai. Chúa Giê-su cáo trách sự cứng lòng của họ và sự từ chối nhận ra Người mà lẽ ra họ phải chờ đợi tới (Giăng 5:38-40). Họ chỉ muốn Đấng Mê-si-a theo ý họ, để làm trọn mong muốn cá nhân và làm những gì họ muốn.
Có bao giờ chúng ta tìm kiếm Chúa theo ý riêng? Phải chăng chúng ta chẳng từ chối Ngài khi gán cho Ngài những thuộc tính mà chúng ta muốn thấy, những điều ta muốn chấp nhận-tình yêu, sự tha thứ và ân điển của Ngài- trong khi chúng ta từ chối những thứ ngược với bản thân mình- sự thịnh nộ, đoán phạt, tức giận thánh linh của Ngài? Chúng ta không thể mắc sai lầm như người Pha-ri-si, tạo dựng hình ảnh Chúa theo tâm trí chúng ta và mong Ngài sống như tiêu chuẩn của chúng ta. Một chúa như vậy không hơn một thần tượng. Kinh thánh cho chúng ta thấy quá đủ thông tin về bản chất thật và danh tính của Chúa và Chúa Giê-xu Christ để đảm bảo sự thờ phượng và vâng phục của chúng ta.
Đón xem sách Lu-ca nhé anh chị em.
Để đọc Kinh Thánh đầy đủ và nghiên cứu theo video mời anh em vào tải app kinh thánh đa ngôn ngữ về máy theo link này
Cầu xin Đấng Chúa Thần Thượng ĐẾ ban cho anh chị em Thần trí của mọi khôn ngoan và lòng thông sáng để anh chị em hiểu thấu LỜI SÁNG TẠO của Ngài , amen.
God Blessing
Nguồn Cơ Đốc Nhân