Video tổng thời lượng 7:15 phút
SÁCH GIÔ – ÊN
Sách Tiên tri Giô-ên gồm có 4 chương, tác giả là ngôn sứ Giô-ên, một người Do-thái sống ở thế kỷ IX BC và được hoàn thiện bởi những tác giả khác trong các thế kỷ sau đó. Thời gian sách được viết và hoàn thành vào khoảng năm 900-400 BC.
Mục đích: Nhằm cảnh báo dân Do Thái về sự hình phạt của Đấng Chúa Thần sắp giáng trên họ nếu họ không ăn năn dù đã trải qua đợt “kiền khôn” của sự hình phạt rồi.
Đối tượng: Những người vừa mới trải qua một tai họa mà không nhận ra rằng đó là biện pháp kỹ luật của Đấng Chúa Thần.
Khi Đấng Chúa Thần ra lệnh cho dân Do Thái tiến vào chiếm Đất Hứa thì họ than vãn rằng: “Chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào và họ thấy chúng tôi cũng vậy” (Ds13:33). Họ không mảy may ngờ là cào cào có thể làm nên chuyện đến cỡ nào!
Tai vạ cào cào thực ra là tình trạng cào cào đáp xuống từng đàn. Tai vạ cào cào là một trong những tai họa đáng sợ nhất đối với con người. Chúng có sức tàn phá triệt để đến mức con người đành bó tay bất lực. Dù có trong tay mọi thiết bị kỹ thuật tân tiến, con người cũng chỉ làm được một điều duy nhất là cầu nguyện cho gió đổi hướng mà thôi.
Trong sách Giô-ên, Đấng Chúa Thần dùng nạn cào cào vừa diễn ra để cảnh báo về sự hủy diệt mà Ngài sẽ giáng trên những người vẫn tiếp tục coi thường các tiên tri của Ngài. Tất cả những ai nghĩ rằng ‘điều đó không thể xảy ra với tôi’ đều cần đọc sách này. Đối với những người đó, Đức Chúa TrờĐấng Chúa Thần nhắc đến một thiên tai mới diễn ra và bảo họ “Suy nghĩ lại đi”.
Chủ đề chính của sách Giô-ên là ‘Ngày của Chúa’. ‘Ngày’là thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ chỉnh đốn lại mọi điều bất công trên thế giới và xét xử con người. Trong quá khứ đã có nhiều ‘Ngày của Chúa’ và trong tương lai, sẽ có nhiều ‘Ngày của Chúa’ hơn nữa. ‘Ngày của Chúa” ở thời Cựu Ước là thời thành Giê-ru-sa-lem thất thủ và dân Do Thái bị lưu đày năm 586 TC. Vào năm 70 SC, thành Giê-ru-sa-lem lại bị phá hủy một lần nữa, đó cũng là ‘ngày của Chúa’. Một số học giả tin rằng ‘Ngày của Chúa’ mà sách Giô-ên nhắm đến chính là sự kiện thành Giê-ru-sa-lem thất thủ năm 586 TC. Còn các học giả khác lại tin rằng những chi tiết mô tả trong sách này (3:2) cho thấy thành Giê-ru-sa-lem đã thất thủ rồi. Có lẽ chúng ta không bao giờ dám quyết đoán về việc này. Nhưng chúng ta có thể biết chắc rằng ngày Đức Chúa Trời xét xử chúng ta sắp đến rồi.
I. Ngày của Chúa vô cùng kinh khiếp (1:1-2:17)
Ông Giô-ên dùng nạn cào cào vừa mới diễn ra làm dấu hiệu về sự hình phạt của Đấng Chúa Thần giáng trên dân Ngài. Trong bối cảnh ngày nay, dấu hiệu đó có thể là: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, núi lửa… một trận cuồng phong hoặc bất kỳ ‘thiên tai’ nào khác. Hễ khi nào các tai họa trên xảy ra, chúng ta phải tự xét xem đó có phải là sự hình phạt của Đức Chúa Trời hay không. Còn trường hợp nạn cào cào trong thời ông Giô-ên, chúng ta có thể chắc chắn rằng đó là hình phạt của Đấng Chúa Thần .
Nạn cào cào chỉ về điều gì? Sự tàn phá nghiêm trọng và triệt để. “Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn; cái gì cào cào còn để lại, sâu lột vỏ ăn; cái gì sâu lột vỏ còn để lại, châu chấu ăn” (1:4). Các đợt cào cào, châu chấu lần lượt tràn tới đã tàn phá toàn bộ đất đai, xứ sở. Khi nào hết tai họa này, đến tai họa khác liên tiếp đổ xuống trên chúng ta, đó là dấu hiệu cho chúng ta biết rằng Đấng Chúa Thần muốn cảnh báo về tội lỗi chúng ta.
Tuy nhiên, sứ điệp của sách Giô-ên không chỉ có chừng đó. Nạn cào cào chỉ là hình ảnh minh họa cho tai họa lớn hơn sắp xảy ra. Trong chương 2 ông Giô-ên mô tả một đạo quân đông đảo với sức mạnh vô song sẽ đến trong ‘ngày vĩ đại và vô cùng kinh khiếp’ của Chúa (2:11). Rồi ông kết thúc phần thứ nhất bằng lời kêu gọi dân chúng hãy ăn năn (2:12-17). Chỉ nhờ ăn năn mà họ có thể tránh khỏi ngày hình phạt của Đấng Chúa Thần trong tương lai mà thôi.
II. Ngày của Chúa đến gần rồi (2:18-3:21)
Chốt chuyển hướng của sách nằm giữa 2:17 và 2:18: Khi dân chúng ăn năn (2:17), Đức Chúa Trời sẽ động lòng thương xót họ (2:18). Phần thứ nhất chủ yếu chép về kỷ luật của Đức Chúa Trời đối với dân của Ngài. Phần thứ hai chủ yếu tập trung vào việc Đức Chúa Trời giải cứu dân của Ngài. Trong phần một, Đức Giê-hô-va chiến đấu chống dân của Ngài. Còn trong phần hai, Đức Giê-hô-va chiến đấu cho dân của Ngài. Phần một mô tả ngày của Chúa là ngày kinh khiếp, nhưng phần hai mô tả ấy là ngày hi vọng (2:32; 3:16).
‘Tai vạ’ là từ ngữ chính tóm tắt phần một của sách. Còn từ ngữ ‘lễ ngũ tuần’ tóm tắt phần hai của sách. Câu Kinh Thánh mà ông Phi-e-rơ trưng dẫn trong bài giảng vào ngày Lễ ngũ tuần (Cong Cv 2:16-31) trích từ phần thứ hai của sách này (2:28-32). Vì thế câu Kinh Thánh chính của toàn sách này cũng nằm trong phần hai: “Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến. Bấy giờ ai cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu; vì theo lời Đức Giê-hô-va, thì ở trên núi Si-ôn và trong Giê-ru-sa-lem sẽ có những người trốn khỏi, và trong những người còn sống sót, sẽ có kẻ mà Đức Giê-hô-va kêu gọi.” (Gio Ge 2:31-32).
Khác với hầu hết các tiên tri khác, tiên tri Giô-ên không dành nhiều thời gian mô tả tội lỗi của dân chúng. Vai trò của sách Giô-ên tương tự như của một đèn đỏ chớp liên hồi nhằm cảnh báo dân chúng về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời sắp giáng trên họ nếu họ cứ tiếp tục đi trên con đường dẫn đến sự hủy diệt. Ông kêu gọi dân chúng hãy quay lại và trở về cùng Đức Chúa Trời.
Phải chăng Đức Chúa Trời phải lột sạch mọi thứ khỏi bạn rồi bạn mới chịu ăn năn?
Một số Cơ Đốc nhân tương tự như những tay cờ bạc ngoan cố tin rằng họ sắp gặp ‘vận may’. Nhưng trong kế hoạch của Đức Chúa Trời thì chỉ khi nào chúng ta thay đổi thì chúng ta mới gặp ‘vận may’.
Trong thời gian gần đây, bệnh tật có liên tiếp hành hạ bạn không?Bạn có liên tiếp chịu đựng những đợt thất bại tổn hại không? Trong những tháng gần đây, bạn có thường gặp ‘tai bay vạ gió’ ở nơi làm việc không? Mới đây, chiếc xe của bạn có thường bị hỏng không? Chẳng phải vì cũ kỹ nhưng vì một vài lý do khó hiểu nào đó. Biết đâu vì bạn đang thực hiện một công việc lớn cho Đấng Chúa Thần , Sa-tan cố tìm mọi cách để ngăn trở bạn. Tuy nhiên, cũng có thể Đấng Chúa Thần muốn bạn xem xét lại một vài lãnh vực nào đó trong cuộc sống của bạn. Biết đâu vì bạn lạm dụng cơ thể của bạn nên bạn rước bệnh tật vào thân? Phải chăng bạn lo tích lũy của cải một cách ích kỷ nên bạn liên tiếp bị mất mát, thiệt hại? Có phải vì bạn không còn ngay thật ở sở làm mà bạn gặp phải nhiều rắc rối không? Phải chăng vì bạn sử dụng xe trong ý hướng hoàn toàn không làm vinh danh Đức Chúa Trời nên xe của bạn bị hỏng hóc.
Vấn nạn thông thường của Cơ Đốc nhân không phải là thiếu hiểu biết, mà không biết liên hệ điều đã đọc trong Kinh Thánh vào hoàn cảnh hiện tại của mình. Chúng ta không biết liên hệ giữa tật lái xe cẩu thả của mình với chuyện chiếc xe bị hỏng mà không rõ nguyên do. Chúng ta không biết liên hệ giữa sự bất bình ở cơ quan với thói xấu của chúng ta là dùng điện thoại của công ty để gọi những cú điện thoại đường dài về việc riêng của chúng ta. Tôi cũng không biết liên hệ chuyện máy vi tính của tôi bị hỏng hóc hoài với chuyện tôi mơ tưởng quyển sách này sẽ đem lại cho tôi nhiều tiền. Tuy nhiên, khi áp dụng cách liên hệ này cách triệt để, chúng ta có thể bị ám ảnh rồi hoang tưởng. Nhưng chúng ta vẫn cần đến sách Giô-ên để nhắc chúng ta tự xét mỗi khi hàng chuỗi tai họa xảy đến cho chúng ta.
Câu hỏi suy ngẫm : Phải chăng Đấng Chúa Thần phải dạy cho bạn bài học là Ngày phải lột sạch mọi thứ khỏi bạn rồi bạn mới chịu ăn năn quay về với tình yêu của Ngài ?
Đón xem sách A-mốt nhé anh chị em.
Để đọc Kinh Thánh đầy đủ và nghiên cứu theo video mời anh em vào tải app kinh thánh đa ngôn ngữ về máy theo link này
Cầu xin Đấng Chúa Thần Thượng ĐẾ ban cho anh chị em Thần trí của mọi khôn ngoan và lòng thông sáng để anh chị em hiểu thấu LỜI SÁNG TẠO của Ngài , amen.
God Blessing
Nguồn video Cơ Đốc Nhân