Kỳ 3: NÃO TRẠNG “SUY DINH DƯỠNG”, TỤT HẬU 250 NĂM!

Kỳ này tôi nghía vô 4 cột chữ Hán (xem hình: cột nền xanh lá cây, nền vàng, nền tím, và nền xanh da trời) (còn cột giữa nền đỏ, khỏi bàn đến, là hai chữ 神農 “Thần Nông”). Bốn cột đó có cấu trúc mệnh đề như ri: “Phi Trí bất…”, “Phi Thương bất…”, “Phi Nông bất…”, “Phi Công bất…”, và một số fbkers cho rằng đó là dựa theo 4 câu của Lê Quí Đôn, cười nhạo Ban tổ chức lễ hội đã viết sai lè lè so với nguyên bổn.
Tôi không chọn thái độ cười nhạo dễ dãi bằng cách “tầm chương trích cú” để chỉ ra cái không đúng với nguyên bổn. Bởi vì, nói nào ngay, mệnh đề “Phi trí…”, “Phi thương…”, “Phi nông…”, “Phi công…” đâu thuộc về độc quyền chữ nghĩa của ai.
Mà cái giỏi, hơn thua nhau, là nằm ở chữ kết của mỗi câu, tỉ như ghi “Phi thương bất PHÚ” hay ghi là “Phi thương bất HOẠT”.v.v… – cho thấy tầm nhìn đáng trọng nể hoặc ấm ớ, nghe xong phải thở dài ngao ngán!
1/ Nhà bác học Lê Quí Đôn (1726 – 1784) [hình, hàng trên] đưa ra phương châm về lẽ thịnh suy của quốc gia, như sau: “Phi TRÍ bất hưng 非智不興” / “Phi THƯƠNG bất hoạt 非商不活” / “Phi NÔNG bất ổn 非農不穩” / “Phi CÔNG bất phú 非工不冨”.
Càng ngẫm nghĩ càng phải nể phục Lê Quí Đôn, bởi phương châm do ông đúc kết đâu chỉ đóng khung trong thời ông sống, mà vượt lên trên thời đại, mang tầm viễn kiến cho cả những thời đại sau, cho tương lai lâu dài… Thành thử mới gọi ông là NHÀ BÁC HỌC.
1a) “Phi NÔNG bất ổn”: ở đây không phải là – như có người lầm tưởng – sản xuất nông nghiệp cần chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Mà nhấn mạnh: nếu không bảo đảm an ninh LƯƠNG THỰC nông nghiệp quốc gia, ắt dẫn đến bất ổn. Ta nói, không đủ lương thực để ăn thì đất nước chao đảo là cái chắc.
Thành thử có những quốc gia dù diện tích nông nghiệp ít nhưng năng suất rất cao (do công nghệ tiên tiến), hoặc quốc gia dư dật tài chánh để nhập cảng lương thực dồi dào bảo đảm an ninh lương thực thì những quốc gia đó sẽ không rơi vào bất ổn.
1b) “Phi THƯƠNG bất hoạt”: nếu không có thương mại, tức lưu thông hàng hóa theo luật cung – cầu, quốc gia ắt bị “đông cứng”, không hoạt động (bất hoạt), xơ cứng!
Cái thời “kinh tế bao cấp” ở VN là bằng chứng thảm hại vì “phi thương” nên “bất hoạt”! Cứ cắm đầu cắm cổ “ngăn sông cấm chợ”, việc lưu thông hàng hóa bị ách tắc, đất nước lúc ấy hệt như một cơ thể thiếu máu trầm trọng.
* Đọc tới đây, ắt quí bạn sẽ thắc mắc, ủa thường nghe “phi Thương bất phú”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *