TÌNH YÊU BÀI THUỐC CHINH PHỤC CÕI LÒNG

(Những thách đố mới của thời đại trong việc giáo dục con cái.)
Lm. FX. Nguyễn Minh Thiệu

“Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”

Trong nền văn hóa truyền thống đạo đức của Việt Nam, nét giáo dục vẫn luôn là điểm nổi bật ưu tiên hàng đầu và cũng đã ăn sâu vào những câu ca dao tục ngữ hầu lưu truyền cho con cháu các thế hệ mai sau những bài học mang giá trị đạo đức, luân lý. Trải qua từng thời gian cùng tiến bước theo trào lưu văn minh tiến bộ của xã hội thì nét giáo dục cũng mang một sắc thái mới để phù hợp với tâm lý, tình cảm và môi trường xã hội hầu thích ứng với thời đại. Nhưng ngày nay, nét đạo đức truyền thống đó đang có nguy cơ biến mất trong các gia đình, đã tạo nên sự rạn nứt trong các mối tương quan.

Trong bối cảnh xã hội của thời hiện đại văn minh tiến bộ, các trào lưu văn hóa mở rộng nối kết con người trên khắp thế giới gần gũi nhau hơn, những luồng gió mới lành mạnh được giao lưu, học hỏi, đồng thời cả những luồng gió độc cũng lợi dụng ùa vào. Chính vì thiếu cảnh giác, không phân biệt đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là lợi, đâu là hại đã làm cho đời sống của nhiều cá nhân và gia đình đã và đang phải đối đầu với những vấn nạn phức tạp. Đặc biệt là vấn đề về giáo dục. Giới trẻ ngày nay đang chơi vơi trước những nhu cầu cuộc sống, các bậc phụ huynh đang phải đối diện và gánh chịu sức ép nặng nề trong việc giáo dục con cái. Và nhất là đối với các gia đình Kitô giáo việc giáo dục con cái trong đời sống đức tin đang là một thách đố nghiêm trọng cho các bậc làm cha mẹ.

Thiên Chúa còn ngự trị trong gia đình ta, ngự trị trong từng tâm hồn của mỗi bậc làm cha làm mẹ trong việc giáo dục con cái, ngự trị trong tâm hồn của những người trẻ Kitô giáo ngày nay hay không? Đó chính là nỗi băn khoăn, ưu tư của các Nhà Giáo Dục Kitô Giáo và của những người có trách nhiệm trong Giáo Hội.

Trước nỗi thao thức, ưu tư đó, ngày 25.09.2010 vừa qua Lm. FX. Nguyễn Minh Thiệu, đã đến chia sẻ với hơn 100 tham dự viên trong Chương Trình Chuyên Đề Chiều Thứ Bảy tại TTMV – TGP Sài Gòn với đề tài: “NHỮNG THÁCH ĐỐ MỚI CỦA THỜI ĐẠI TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI”.

Giáo dục trong tầm nhìn Kitô giáo. Khán giả đã đưa ra một số điều khó khăn, cản trở nhất của các bậc phụ huynh liên quan đến việc giáo dục con trẻ đã làm cho các cha mẹ lo lắng và sợ hãi nhất, là cảm thấy mình lỗi thời, không hiểu tâm lý giới trẻ, không hiểu tâm lý của từng lứa tuổi, khó giáo dục về giới tính, không đủ kiến thức để hiểu con cái, khó thuyết phục, bị ảnh hưởng môi trường bên ngoài và về sự tiến bộ truyền thông ngày nay.. v …v…

Những khó khăn mà khán giả đưa ra hầu hết thuộc về vấn đề dạy dỗ nhưng chưa thấy nói đến khó khăn về việc nuôi con.

Giáo Hoàng Bênêdictô đã nhấn mạnh rằng “Không nên coi nhẹ ảnh hưởng của nền văn hóa duy tương đối, nhiều khi thiếu các giá trị, nó đang xâm nhập cung thánh của gia đình, đột nhập vào lãnh vực giáo dục, và các môi trường khác của xã hội, làm ô nhiễm chúng, lèo lái các lương tâm con người, nhất là người trẻ”.

Giáo Hoàng đã dùng một cách trân trọng và rất là thiêng liêng từ cung thánh của gia đình, mà ngài đã xác định và đặt tên cho gia đình, đây chỉ là một khía cạnh mà ngài đưa ra. Trên khắp thế giới cái duy tương đối đang đang làm xáo trộn, làm tục hóa thế giới.

Lời cảnh báo đó nhắc chúng ta, những bậc phụ huynh, những nhà giáo dục thời đại, cần phải cảnh tỉnh và cần có khả năng để nhìn nhận, đánh giá những vấn đề của nền văn hoá đương đại với nhiều quan niệm sống khác nhau đang tác động mạnh mẽ trên đời sống gia đình, nhất là trong việc giáo dục con cái. Nhìn vào trực tiếp những luồng tư tưởng đang ảnh hưởng đến gia đình. Đối diện với những thách đố mới của thời đại, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất trong việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục và thăng tiến cách toàn diện con em của mình.

Ta cần xác định chiều rộng của vấn đề, thăng tiến toàn diện con người không chỉ có việc ăn uống ngủ nghỉ, học hành, bằng cấp mà còn cả niềm tin, tình yêu, hy vọng, lý tưởng sống, lẽ sống, hướng sống, cả việc đánh giá về vấn đề đạo đức trong cuộc sống như thế nào. Đây là điều mà ta cần xác định chiều rộng của nó, lúc đó ta mới phần tích  được bối cảnh của nó. Như một bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến căn bệnh một cách chuẩn xác, nếu chuẩn đoán sai sẽ đưa thuốc sai, mà đưa thuốc sai, thì bệnh nặng hơn hoặc lờn thuốc hoặc bệnh nhân sẽ chết.

Đây là một vần đề rất lớn không chỉ dành cho chúng ta là bậc làm cha mẹ mà dành cho cả các nhà lãnh đạo Giáo Hội và Xã Hội.

Hãy cứu lấy giới trẻ trước khi quá muộn. Đó là lời hiệu triệu các bậc phụ huynh và các Nhà Giáo Dục phải khiêm nhường để nhìn lại mình trong tư cách và nỗ lực lo cho công việc giáo dục, đồng thời phải can đảm và dấn thân hết mình cho công việc giáo dục với một con tim không phân chia và không mệt mỏi.

I)    CÔNG VIỆC GIÁO DỤC TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ MỚI.

a.    Ðồng tiền và môi trường giáo dục:

Ðồng tiền đang chiếm một vị trí rât lớn và quan trọng trong cuộc sống của con người, ngay cả trong văn hóa VN “đồng tên liền khúc ruột, có tiền mua tiên cũng được”. Ðồng tiền đã đi vào trong gia đình môi trường lành mạnh là căn bản của cái nôi của sự sống.

Ðồng tiền đi vào trong Gia Ðình:

Vì khó khăn về tiền bạc làm cho nhiều gia đình hạn chế sinh con vì không có khả năng nuôi. Ðiều này diễn tả cụ thể việc sinh con không còn là kết quả của tình yêu mà kết cục của đồng tiền nó đã đi vào não trạng của cả hai vợ chồng. Dạy con cũng thế, người nào làm ra tiền quyết định trong gia đình, điều khiển mọi việc trong gia đình. Con cái về thăm cha mẹ chỉ vì xin tiền chứ không phải vấn đề tình cảm. Chọn lựa nghề nghiệp cho con cái, chọn nghề nào “hot”, nghề nào làm ra tiền nhiều.

§    Có nhiều trường hợp con cái vào đại học không được chọn lựa theo ý mình mà phải theo ý của cha mẹ, phải theo ngành nghề mà cha mẹ chọn, ảnh hưởng tâm lý người con đó rất đau khổ vì không còn biết mình là ai?

Ðồng tiền là đảo lộn các giá trị khác của đời sống, ông bà, cha mẹ, anh chị em họ hàng ðều ðứng ðàng sau ðồng tiền, vì ðồng tiên mà chém giết, hành hạ, sỉ vả, trừ khử nhau. Ðồng tiền ðã ảnh hýởng ðến ngay trong môi trường an toàn lành mạnh nhất của người trẻ là gia ðình. Các bậc cha mẹ cần phải ý thức ðúng giá trị của ðồng tiền và giáo dục sử dụng ðồng tiền cho chính ðáng nõi mọi thành phần của gia ðình.

Ðồng tiền ði vào trong Nhà Trường:

Tình trạng “trường chạy trường” vào mỗi ðầu nãm học, giáo dục chạy theo thành tích, bằng thật người giả, trục lợi trong giáo dục, mất phương hướng ðào ðạo, cải cách liên tục và kéo dài, mỗi lần in sách cho hơn 20 triệu cho học sinh trên toàn quốc thì tốn kém và gây ra nhiều tệ nạn. Ðó cũng là nguyên nhân tại sao ngày nay anh chị không ðể sách lại cho em học như ngày trước. Chính vì cải cách liên tục mà cha mẹ và anh chị không thể dạy toán cho con em ðược, không biết ðánh vần làm sao nữa. Chưa nói ðến còn bao nhiêu tệ nạn xảy ra trong trường. Vì ðồng tiền mà thầy cô bán cả lương tâm, cả danh dự, chuyện dạy thêm, dạy kèm ðã gây nhiều nhức nhối. Chuyện ra trường, chuyện tốt nghiệp muốn ðậu cao cũng phải tiền, hay khi xin việc vào bệnh viện hay vào các trường học cũng phải tiền. Chính vì những tiêu cực ðó trong giáo dục mà giới trẻ ngày nay ðã tiếp nhận, nó ðã trở thành một thông lệ ðến nỗi người ta không còn cảm thấy e ngại, dè dặt khi ðặt vấn ðề “thủ tục ðầu tiên” trong mọi công việc, thì khi người trẻ ði làm, họ sẽ phải tìm cách lấy lại những gì mà họ ðã phải “chi ra” cũng là ðiều dễ hiểu.

Bởi thế trong lý luận có câu: “ Lương tâm thua lương tháng, lương tháng thua lương lậu”, chính vì ðồng tiền mà người ta không xác ðịnh ðâu là cái quan trọng nhất trong nền giáo dục, ðâu là cái giá phải hy sinh, can ðảm phải gạt bỏ, của những kẻ ham lợi nhuận không lồ. Ðạo ðức bị coi nhẹ, kiến thức không thực tiễn, giáo dục không toàn diện, sinh viên không có khả nãng làm công việc chuyên môn, hoặc phải ði làm các công việc khác. Do bởi trường giả, thầy giả, bằng cấp giả, rồi học cũng giả luôn. Ðó là hậu quả của ðồng tiến ðã làm thoái hóa, ãn sâu sâu vào trong giáo dục Nhà Trường

Ðồng tiền ði vào trong Xã Hội.

Ngày nay người ta xử lý mọi sự bằng tiền, cán chết người cũng giải quyết bằng tiền, trắng thành ðen, ðen thành trắng, ðồng tiền ðã trở thành cán cân công lý, báo chí cũng ðã ðãng tải rất nhiều tình trạng tham nhũng, chuyện rút ruộc công trình, chuyện ðinh tặc, và cả vấn ðề trồng rau và các loại cây ăn trái. Vì ham lợi nhuận mà người ta ðã sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng chỉ sau một ðêm có thể ðem bán cho người tiêu dùng, như rau cần, rau bí xịt loại thuốc kéo ngọn tăng trưởng rất nhanh, xịt thuốc ðể giữ tươi xanh, kể cả trái cây sầu riêng, bơ, chuối xịt thuốc cho mau chín, tươi lâu … Dân chúng ðang sống và tiêu thụ cả một môi trường thuốc ðộc. Vì ðồng tiền người ta chấp nhận lương tâm mù mờ ðể ðạt ðược mục ðích của mình.

Về xã hội tất cả chỉ vì lợi nhuận, chương trình quảng cáo, khuyến mãi chỉ vì lợi nhuận, chuyện chống game online không thực tiễn chỉ vì lợi nhuận quá lớn. Ðống tiền thu từ game online lên ðến hằng trãm triệu ðôla/1 năm.

§    Nước Nhật là nước văn mình sản xuất rất nhiều game online bán cho thế giới, khi họ biết game online ảnh hưởng ðến con cái họ ngay lập tức trên toàn quốc cắt bỏ hết không cho kinh doanh game online nữa. Khi họ thấy TV làm ảnh hưởng ðến trẻ thơ khi vừa bập bẹ nói ðã biết ðọc câu quảng cáo trước khi nói tiếng “Mẹ ơi”, họ ðã ðẩy TV ra khỏi nhà ngay không chần chờ, không lý luận, họ phải can ðảm và mạnh mẽ ðể cứu con người hơn ðồ vật.

  b) Thách ðố trong Văn Hóa Truyền Thông và Ðời Sống Gia Ðình

Quảng cáo ðã tạo nhu cầu giả tạo cho người tiêu dùng, như quảng cáo “sữa” chẳng hạn, cha mẹ sợ con mình thế nọ, thế kia, sợ con mình không thông minh, không phát triển …Bệnh shopping tạo một nhu cầu giả tạo cho khách hàng, ði xem giảm giá… tạo cảm giác rẻ, ðánh lừa khách hàng ghiền mua sắm, ðánh lừa làm xáo trộn các giá trị. Phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, hưởng thụ, thực tại ảo, ðánh lừa cảm xúc hay giác quan khán giả…dàn dựng một chiều… tạo cảm giác ảo cho giới trẻ một lối sống giả tạo. TV là một ông thầy ðen (ða văn hoá, không phân biệt lứa tuổi, một chiều), là vị khách không mời mà ðến (có mặt ở mọi nơi, mọi lúc trong nhà)… dạy cho giới trẻ lối sống hưởng thụ. Ðiện thoại di ðộng ðang thành nhu cầu (lệ thuộc mới), tách người trẻ khỏi mối tương quan với các thành viên trong gia ðình, có nhiều nguy cơ bị lừa ðảo, tốn tiền, mất giờ và khó kiểm soát hơn. Phá hoại gia ðình, làm nhiều gia ðình tan nát tạo ra những thông tin giả tạo, giải quyết mọi việc qua ðiện thoại, vợ chồng, cha mẹ con cái không cần phải gặp nhau. Ðiện thoại phá vỡ mọi tương quan trong gia ðình, vì người ta dùng ðiện thoại ðể giải quyết tất cả mọi chuyện.

Game online một thế giới mới, một không gian vô ðịnh, làm thay ðổi lối suy nghĩ và biến ðổi nhân cách con người… học sinh, sinh viên không thể tập trung học hành, vì thấy mình thoải mái, tự do và là mình hơ cả các nhân vật ảo trong game. Từ thế giới ảo này, người chơi tự tạo cho mình một nhân cách mới, một không gian riêng, một tương quan với nhân vật mình tạo nên, từ ðó, game thủ không còn muốn hay thấy hứng thú khi tương quan với những con người thật, ngay cả những người thân trong gia ðình. Nhất là các chuẩn mực ðạo ðức của những con nghiện game này sẽ mất hoặc lệch lạc, khó có thể chữa lành.

Hơn 10 triệu người VN hiện nay sử dụng Internet ðể chat và chơi game online. Tình trạng nghiện game online nơi giới trẻ khiến các gia ðình ðang khủng hoảng, xã hội ðang ðau ðầu, mà chưa có giải pháp cho vấn ðề này cách thiết thực và hiệu quả.

c) Hiện tượng “Cậu Ấm – Cô Chiêu”

Một số vần ðề ðược ðưa ra:

§    Cấu trúc gia ðình từ 1 ðến 2 con có thực là hoàn hảo không?
§    Từ ðó vấn ðề của tiền bạc có giải quyết ðược vấn ðề giáo dục con người hay không?
§    Ngày nay theo ðúng tiêu chuẩn từ 1-2 con thì thực sự có dễ dạy không?
§    Phương tiện ðầy ðủ, tiền bạc không thiếu nhưng nuôi con có dễ hơn xưa không?
§    Mối tương quan trong gia ðình có gần gũi, bền chặt và nồng ấm hơn xưa không?
§    Sự hy sinh vất vả của cha mẹ có ðược con cái nhận ra dễ dàng không?

Hiện tượng con một, con nhà giàu, vì ít con nên con cái ðược nuông chiều, quen thói ðời hỏi kẻ khác, tự quy về mình, lối sống ích kỷ, ðòi hỏi, sống không có trách nhiệm với mình và người khác. Khi con cái ðược nuông chiều quá mức. Từ ðó nhiều trẻ không có khả năng tự lo cho mình. Trường hợp cha mẹ chỉ lo kiếm tiền thiếu quan tâm, con cái ðược tự do không có người quan tâm giáo dục, trẻ dễ tiêm nhiễm nhiều thói hý tật xấu, mà báo chí cũng ðã nói rất nhiều ðến những tiêu cực của hiện tượng “cậu ấm, cô chiêu” này.

Gia ðình và xã hội giàu có, giới trẻ cô ðơn nhiều, bị áp lực nhiều mặt, thiếu khả năng tự quản, tự rèn luyện, tự chế,…

Cuộc ðiều tra về giới trẻ tuổi từ 14  ðến 25 tại 63 tỉnh thành cho thấy, giới trẻ ngày nay có ðiều kiện sống tốt hơn nhiều ðộ tuổi cách ðây 5 nãm, song mức ðộ buồn chán cũng tăng lên ðáng kể. (Vietnamnet, Thứ Tư, 09/06/2010)

Khảo sát riêng về “sự buồn chán và dồn nén” trong giới trẻ.  Trạng thái này ðược ðánh giá qua sự trải nghiệm bản thân như buồn chán, thấy vô giá trị, thất vọng, muốn tự tử.

Giới nữ (77,9%) và thanh thiếu niên thành thị (78,9%) có tỷ lệ buồn chán nhiều hơn, các ðối tượng ngược lại (phe tóc ngắn là 68,4% và giới trẻ nông thôn 71%).

Kết quả cũng cho thấy, 73,1% từng có cảm giác buồn chán; 27,6% từng “rất buồn”, thấy mình vô tích sự ðến nỗi không muốn hoạt ðộng như bình thường. Có tới 21,3% từng thất vọng hoàn toàn về tương lai và 4,1% nảy sinh ý nghĩ tự tử.

PGS.TS Vũ Mạnh Lợi cho hay,  so với 5 năm trước ðó, tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán ðã tăng lên, từ 32% ðến 73%.

“Cậu ấm, cô chiêu” đi thi

Khác với nhiều bạn bè cùng lớp phải tất tả tay xách nách mang ðồ ðạc lên Hà Nội cách ngày thi cả tuần ðể tìm nhà và tìm ðường ðến ðịa ðiểm thi. Thương (tên cô gái) thảnh thõi ngồi trên chiếc Audi – Q7 sáng loáng với một tài xế kiêm vệ sĩ riêng. Ngoài ra, còn có một người giúp việc chuyên lo chuyện ăn uống, cơm nước cho “tiểu thư”. Thương lên Hà Nội trước ngày thi 2 ngày ðể thăm thủ Thủ ðô ðồng thời mua sắm quần áo khỏi phải mang quần áo ở nhà cho… vất vả. Chỗ ở của “cô chiêu” này ðã ðựợc bố mẹ ðặt trước một phòng tại khách sạn 5 Sao có tiếng ở Hà Thành.

Hiện tượng có nhiều phụ huynh cuối năm đưa tiền cho cô giáo để thưởng cho con mình cho nó khỏi xấu hổ, dù con mình học không tốt.

Vậy khi những “cậu ấm, cô chiêu” đến tuổi lập gia đình thì thế nào?

d) Hiện tượng nói dối cha mẹ.

Những thông tin trên ðược công bố tại Hội thảo “Giáo dục ðạo ðức cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay – Thực trạng và Giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam ðược tổ chức tại Ðồng Nai (8/2008), cho thấy những tệ nạn trong học sinh-sinh viên: tỷ lệ quay cóp, có tới 8% học sinh tiểu học ðã biết… quay cóp. Con số này lên ðến bậc THCS ðã nhảy vọt thành 55%, THPT là 60% và ðến bậc ÐH, CÐ ðã thành 69%.

Cũng ở bậc Tiểu học, ðã có tới 22% “sinh viên ðại học chữ to” biết… nói dối cha mẹ, còn ở bậc THCS và THPT thì có tới 50% và 64% học sinh “lừa cha dối mẹ”. Và ở bậc ÐH, CÐ có ðến hơn 80% sinh viên sẵn sàng nói dối ðể qua mặt phụ huynh.

Trong xã hội ðang lan tràn tư tưởng “nói dối mới sống ðược chứ”. Nguy hiểm của thói nói dối là mất ý thức về “tội” nói dối. Và nói dối trong mọi vấn ðề của cuộc sống. Ngýười lớn ðôi lúc ðã vô tình dạy trẻ nói dối hay nói dối trước mặt trẻ. Nên biết rằng một ðứa trẻ không thật thà thì không thể giáo dục nên tốt ðược.

e) Những khoảng cách mới.

Khoảng cách tâm lý theo lứa tuổi: sự khác biệt về tâm lý lứa tuổi, ông bà và cha mẹ có khoảng cách về tuổi tác xa hơn trước, nhận thức của con người thế hệ hiện ðại khá khác biệt với thế hệ trước.

Khoảng cách về kiến thức văn hóa và kiến thức sư phạm

§    Cha mẹ, anh chị không thể dạy cho con em vì những cuộc cải cách giáo dục: cách làm toán, cách ðánh vần, ngoại ngữ,…
§    Thời gian và phương pháp sư phạm không có…

Khoảng cách về văn hoá truyền thông: internet, ÐTDÐ

§    Một hiện tượng loại trừ mới xảy ra giữa người lớn và thế hệ trẻ trong văn hóa kỹ thuật số.
§    Người lớn không biết hay không theo kịp với những ðổi thay của các dụng cụ truyền thông mới…
§    Khả năng sử dụng không có nên nhận thức hay ðánh giá về nội dung thông tin cũng khó thấu ðạt…

f) Hiện tượng Tôn Giáo bị coi nhẹ hay loại trừ ra khỏi giáo dục

Hiện tượng không sống ðạo, sợ liên lụy về ðạo, bỏ ðạo không dám làm chứng cho ðạo, coi nhẹ hay loại trừ tôn giáo. Không chỉ xã hội ðã và ðang loại bỏ tôn giáo ra khỏi nhà trường và coi nhẹ, mà cả môi trường gia ðình, tôn giáo ðang bị xếp vào hàng cổ hay bậc thang thấp, ðứng sau chỗ thăng tiến vị trí trong xã hội của cha mẹ. Cụ thể, việc học văn hóa luôn là ưu tiên số một. Khi nào rảnh thì mới ðến nhà thờ. Các gia ðình ðầu tư thời gian, tài chính cho việc học hành của con em hơn là thời gian dành cho vấn ðề ðạo ðức.

Trong bối cảnh xã hội như vậy, các gia ðình công giáo cũng ðang bị ảnh hưởng với lối sống tục hóa cách mạnh mẽ, coi hẹ, hạ thấp ðức tin, thì cũng coi nhẹ các giá trị thiêng liêng khác, chẳng hạn như khế ước hôn nhân chỉ là một giao kèo, ký hợp ðồng không hơn không kém, nên chuyện ngoại tình trở nên phổ biến ngoài xã hội, nếu có tội thì ði xưng tội là xong, coi tòa giải tội như là một nơi xả Stress. Coi Hội Thánh là nơi mua vui. Các giá trị tâm linh bị hạ thấp.

§    Có một người vợ gặp tình trạng căng thẳng, chồng ngoại tình, trước sóng gió gia ðình bối rối khủng hoảng tâm lý lẫn tâm linh, Hồi nhỏ còn biết học kinh thánh nhưng từ khi lập gia ðình, thành công ngoài xã hội, không còn ðọc kinh  thánh nữa, giờ ðây gia ðình gặp sóng gió không biết cách tổ chức cho các con học kinh thánh rong gia ðình ðể hầu mong nhờ lời kinh  thánh ðánh thức, lôi kéo người chồng về với gia ðình.

§    Có một nữ tu rất giỏi làm hiệu trưởng 10 năm, nhưng một ngày kia trong xứ số tân tòng rất ðông, cộng ðoàn cần Sr dạy dùm một lớp giáo lý nhưng không dạy ðược, vì Sr ðã quên rồi, về chuyên môn thì giỏi nhưng quên lãng những cái ðụng ðến bản chất của người tu sĩ, cứ tưởng làm việc trong giáo dục thì là tưởng ơn gọi của mình vẫn còn ðó, nhưng nếu mình không biết ý thức và thánh hóa công việc ðó thì ta chỉ ðang làm công tác xã hội ðơn thuần mà thôi.

§    Có những người làm việc trong Hội Ðồng Giáo Xứ (hội thánh) công việc xem ra ðạo ðức, nhưng thực chất tính cách chỉ là công tác xã hội, vì chỉ lo tìm cho mình một chỗ ðứng, thái ðộ và ðời sống nội tâm của mình không thăng tiến, chỉ tranh giành vị trí, ðến một lúc nào ðó bị hụt hẫng, lúc ðó mới toát ra, không cứu lấy bản thân và gia ðình cũng sụp ðổ, vì ðức tin không thăng tiến, sống ðạo không chân thật. vì không có Lời của Chúa.

§    Nội dung giáo lý không ðược tiếp nhận chân thành, không có lòng yêu mến mà ði học giáo lý. Trẻ em chỉ học giáo lý ðể ðược Rước Lễ lần ðầu và Thêm sức. Việc học giáo lý hay tham dự các buổi ðạo ðức, phụng vụ với thái ðộ ðối phó hay giải toả tâm lý mà thôi.

§    Thái ðộ duy vật len vào trong ðời sống ðạo, rất thực dụng, ngay cả việc cầu nguyện chỉ toàn là XIN , xin trúng số, xin xây nhà, xin sắm xe …..tất cả ðều xin toàn về vật chất.  Thiên Chúa là một nhân vật do họ nghĩ ra, Thiên Chúa phải như thế này thế kia mới là Thiên Chúa …..

Chính vì nội dung giáo lý không ðược tiếp nhận cách chân thành. Lời Chúa không ðược ðón nhận cách xác tín. Hậu quả là ðức tin mỗi ngày một suy yếu.

Một triết gia Trung Quốc ðã từng nói:

§    “Một ðất nước mà không có tôn giáo là một ðất nước ðáng buồn; một con người mà không có tôn giáo là một con người ðáng sợ”.

Bởi vì không có việc gì mà họ không dám làm, làm tất cả mọi sự trên ðời này chỉ ðể ðạt mục ðích, sống chỉ ðể hýởng thụ vì thế chà ðạp lên những giá trị thiêng liêng của ðời sống con người.

Từ ðây, ta sẽ thấy những cuộc khủng hoảng các giá trị trong ðời sống xã hội và gia ðình mà không có lối thoát. Con cái bất hiếu, vợ chồng ly dị, cha mẹ, anh chị em chém giết nhau …. Những cuộc ðời trượt dốc mà không có ðiểm dừng, những chao ðảo trong cuộc sống mà không có ðiểm tựa.

ÐHY ðã nói: “còn ðức tin là còn tất cả mất ðức tin là mất hết tất cả

g) Hiện tượng bạo lực học đường gia tăng.

Hậu quả bạo lực học ðường gia tăng không kềm chế ðược ngày xưa trường học là nõi an toàn sau gia ðình cho con em của mình, nhưng ngày nay nhà trường không còn là nơi an toàn nữa.

Vài hiện tượng mới xảy ra trong xã hội:

§    Một HS lớp 7 bị ðánh hội ðồng ðến nôn ói vì “khó ưa”
§    Nổ scandal mới ở trường có nữ sinh bị ðánh vì… xinh
§     ‘Mắc tội’ xinh, học giỏi, nữ sinh bị bạn ðánh ngất xỉu
§    Nữ sinh cấp cứu vì bị ðánh hội ðồng ngay trong lớp
§    Kinh hãi clip nữ sinh ðánh bạn dã man hơn vụ Quỳnh Anh

Hội thảo chuyên ðề Phòng chống bạo lực trong học ðường do Sở GD-ÐT TP.HCM tổ chức vào chiều 9/4/2010: Nhiều ðại biểu tham dự Hội thảo này là các GV, trợ lí thanh niên của các trường THCS, THPT trong TP cũng ðồng tình rằng, việc dạy chữ nặng hơn dạy người, môi trường sư phạm chưa ðảm bảo, GV chưa gương mẫu, thiếu nghiêm túc và công bằng…. ðang ngày càng ảnh hưởng xấu ðến tính cách và tâm hồn thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của ðất nước.

Về các giải pháp phòng chống bạo lực trong HS, người ðứng ðầu ngành GD-ÐT TP.HCM kiến nghị: Cần tuyệt ðối nghiêm cấm các loại trò chơi có tính bạo lực xuất hiện ra ngoài XH, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt ðộng chặt chẽ giữa 3 môi trường GD là nhà trường – gia ðình – xã hội, tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức ðoàn thể ðể ðẩy mạnh, cổ vũ và tuyên truyền lối sống ðẹp của thanh niên, kiên quyết lên án các hành vi bạo lực trong môi trường học ðường…

Chị Quỳnh Nga ðã khẳng ðịnh trong hội nghị: 

§    “Một gia ðình hạnh phúc, một XH thịnh vượng là một gia ðình, một XH mà ở ðó giá trị con người cần phải ðặt lên hàng cao nhất…”

h) Mái ấm gia ðình ðang có nhiều rạn nứt và ðổ vỡ: 
Tình trạng Ly dị, ngoại tình, bạo lực, bất hiếu ngày càng gia tăng.

Những câu chuyện bất hiếu mới xảy ra như:

§    Chấn ðộng vụ con trai ðổ nước sôi lên mẹ già 83 tuổi (tại Quảng Trạch, Quảng Bình,  Theo báo Pháp Luật Việt Nam, 16/09/2010)

§    Mẹ liệt sỹ 96 tuổi bị con trai hành hạ dã man, (tại Dòng Yến Vỹ (Mỹ Ðức – Hà Nội), theo Tuổi Trẻ Thủ Ðô, 04/09/2010)

Bạo lực gia ðình:

§    Một người mẹ cầm tờ báo ðọc về bản án tử hình tòa tuyên cho Phan Minh Mẫn giết cha, khóc nói: “Không ở trong cảnh bị hành hạ tra tấn bởi một người say, người ta không thể hiểu ðó là ðịa ngục”. Một ðêm không ngủ, chị viết thư gửi cho báo, xin cho em Mẫn ðừng chết. Chị khóc trên trang giấy. Nước mắt của một gia ðình (ðúng hơn là của chị và những ðứa con) rơi suốt 20 năm, có lẽ phải nhiều bằng cả một dòng sông nặng nhọc gom lại… (Tuổi Trẻ 23-7-2010)

§    Bé 9 tháng tuổi bị mẹ ðánh dã man, (Ðồng Tháp, Tuổi Trẻ 19/09/2010)
§    Chém chết chồng bằng búa bổ củi (Cần Thõ, Tiền Phong 21/09/2010)

Ðâu là nguyên nhân của những tình trạng này?

i) Hiện tượng thiếu sân chõi lành mạnh.

Trẻ em thiếu sân chơi lành mạnh, thậm chí không còn giờ chơi, vì học hành quá tải, mùa hè không thể nào nghỉ ngơi, vui chơi các hoạt ðộng tuổi thơ. Sân chơi không có thì trẻ chỉ xem TV hoặc vào game online mà chơi. TV, máy computer là bạn ðồng hành của giới trẻ, nhưng TV và computer lại là con dao hai lưỡi.

Không có sân chơi thì:

§    Khi rảnh rỗi, người trẻ xem ti vi nhiều nhất: Theo khảo sát 13 hoạt ðộng giải trí của giới trẻ lúc rảnh rổi, tỷ lệ xem ti vi chiếm nhiều nhất: Xem ti vi (96,8%), nghe nhạc (90,8%), ði chưi với bạn bè/người yêu (85,4%), ðọc sách (77,1%), chơi thể thao (60,9%), sử dụng Internet (45%), tham gia các hoạt ðộng xã hội (44%), chõi game (38,2%), uống rýợu bia (27,5%), ði xem phim, văn nghệ (25,5%), ðến các trung tâm giải trí (21,8%), tham gia các câu lạc bộ thể thao (20,3%), ðánh bạc (3,3%).(Vietnamnet, Thứ Tư, 09/06/2010)

§    Khu vui chơi hoá ðất xây nhà: Từ năm 2000, Thủ tướng ðã giao Bộ VH-TT&DL “trủ trì, phối hợp với các cõ quan có liên quan và UBND các cấp xây dựng quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ, phát triển các cơ sở vãn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em ðể trình Thủ tướng Chính phủ”. Tuy nhiên, cho ðến tháng 8- 2010, bộ này vẫn chưa thực hiện. Tại phiên ðiều trần, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ðã nhận “khuyết ðiểm”. Nguyên nhân do bộ có quá nhiều việc mà “làm cái này thì quên cái khác”. Và ông chia sẻ: hồi ông làm chủ tịch tỉnh “chưa thấy ai nói về việc xây dựng khu vui chơi, giải trí cho trẻ em”. (Theo báo Tiền Phong 23/09/2010, Ðiều trần về sân chơi cho trẻ em: Khu vui chơi hóa ðất xây nhà) Sân chơi không có, giới trẻ vào quán cà phê, nơi có nhiều thứ mời mọc, ðời sống xã hội thu hẹp vào các dịch vụ ăn chơi.

II.    PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

a) Chúng ta ðang sống trong một xã hội vô thần và duy vật: Các giá trị Tin Mừng bị gạt bỏ hoặc xem thường. Muốn sống ðức tin chúng ta tự lo lấy, gia ðình giúp nhau sống ðức tin, nhức nhối nhất là giáo dục giới tính cho giới trẻ, vì theo thuyết duy vật con người chỉ là một cơ thể của một loài vật nào ðó. Ðánh giá giới tính dựa trên cơ thể con người, dựa trên tâm lý tình cảm.

§    Tình trạng các học sinh cá biệt làm nhức nhối nhiều gia ðình nhà trường và xã hội. Có những gia ðình cha mẹ ðều là giáo viên, bác sĩ, ông nọ bà kia trong xã hội nhưng cũng gặp rất nhiều khó khãn trong việc giáo dục con cái, con cái hư ðốn mà vô phương hoán cải.

Con người cần có một lý tưởng và một niềm tin, ðối với người có ðức tin thì còn có những giây phút cầu nguyện với Ðấng Tối Cao ðể kín múc sức mạnh thiêng liêng ðể chịu ðựng và cứu giúp con cái hoặc giới trẻ, vì con người là một tuyệt tác của Thiên Chúa, là một mầu nhiệm và mỗi cá nhân lại khác nhau.

b) Chủ thuyết tương ðối và trào lưu tục hóa ðang lan rộng và len lỏi vào các gia ðình. Tương ðối hóa mọi sự, cào bằng mọi sự không thấy cái gì là quan trọng nhất trong ðời sống ðể bảo vệ.

§    Có một người mẹ, chồng bị liệt, sống ly thân có 2 người con trai, xây nhà lầu, mua vi tính cho con, khi con ghiền game online, không cần gặp mẹ, chỉ gặp mẹ khi cần tiền. Bà ðau khổ tìm giải pháp cứu con mình thoát khỏi bệnh ghiền game online này?

Ðây là một thử thách cho các bậc cha mẹ. Ta có can ðảm dám bỏ mọi sự ðể ðồng hành với con ðể cứu con cái mình không? Ta có dám ðánh ðổi mọi sự ðể cứu con cái mình không?

c) “Giáo dục là công việc của con tim” (Don Bosco).

Ta phải xác ðịnh giáo dục là công việc của con tim chứ không phải của sư phạm, sách vở không là cách thế giải quyết cho tất cả mọi sự, vấn ðề là chúng ta phải sống thế nào mới là vấn ðề ðích thực, giáo dục phải dựa trên nền tảng là con tim, con tim sẽ dạy ta biết làm gì.

d) “Yêu con chưa ðủ nhưng phải làm sao cho chúng thấy rằng chúng ðược yêu” (Don Bosco).

Vì cha mẹ chưa biết cách yêu, nên con cái trở thành cậu ấm cô chiêu, vì cách cưng chiều vì cha mẹ ðã cho con cái những ðiều sai trái, mà hậu quả của nó cha mẹ là người phải gánh chịu trước tiên.

§    Có một người con ðã về ðòi bán căn nhà cha mẹ ðang ở, cha mẹ hỏi tại sao con bán căn nhà này thì cha mẹ ở ðâu, ðứa con ðã trả lời: “tại sao ông bà sinh ra tôi”, thật là một nỗi ðau nhức nhối.

Không phải tự nhiên mà dẫn ðến tình trạng này, mà nó có cả tiến trình dài, phương pháp giáo dục sai lầm. Ðời sống bận rộn quá nhiều mà người trẻ ngày nay không ðược chuẩn bị ðể làm cha làm mẹ trong thời ðại mới, con người ngày nay phải lo kiếm sống, lo nhiều chuyện quá không có thời gian lo cho kiến thức ðể xây dựng cho bản thân, cho gia ðình.

e) Giáo dục không thể thiếu tôn giáo: Xã hội liên tục ðổi thay nên giáo dục và con người cần phải thăng tiến không ngừng với cái nhìn toàn diện cả về ðời sống vật chất ðến ðời sống tinh thần, ðời sống tri thức ðến ðời sống tâm linh

III.  HỆ THỐNG GIÁO DỤC DỰ PHÒNG CỦA DON BOSCO: GIÁO DỤC CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

1.    So sánh phương pháp cưỡng bách và phương pháp dự phòng

a) Phương pháp cưỡng bách

–    Nhấn mạnh đến luật lệ
–    Kỷ luật áp dụng hình thức cưỡng bức, ép buộc, dùng roi vọt
–    Sự hiện diện của nhà giáo dục là ðứng kiểm soát, nghiêm nghị, ðòi hỏi hiệu quả ngay

b) Phương pháp dự phòng

–    Nhấn mạnh đến tình thương, đón nhận, tha thứ, kiên nhẫn, hy sinh, tận hiến làm cho người được giáo dục thấy chúng được yêu thương bằng chính cuộc sống của người giáo dục, hoặc cha mẹ. Ngày nay, cơ hội cha mẹ biểu lộ tình yêu của mình cho con cái quá ít.
–    Kỷ luật ðòi hỏi sự tự giác, tự nguyện của người ðược giáo dục.
–    Sự hiện diện của nhà giáo dục thì thân tình và ðòi hỏi hiện diện liên tục, kiên nhẫn và cần nhiều thời gian giải thích ðể tự ý thức.

2.  Nền tảng của phương pháp dự phòng

a) Tình yêu có lý trí hướng dẫn không biên giới: 
Bắt nguồn từ con tim Mục Tử Ðức Giêsu: “Ta biết các chiên ta, các chiên ta biết ta, ta tự hiến mình vì ðoàn chiên” Người mục tử luôn sống bằng con tim và tình yêu. 100 con chiên mất 1 con người mục tử ðều biết.

Theo Ðức Ái Kitô giáo: “Tình thương thì tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu ðựng tất cả” (1Cr 13,7). Cha mẹ dám bỏ tất cả ðể ðồng hành với con cái không? Không có phương thức nào bằng cách ở gần bên con của mình, cùng chia sẻ và ðồng hành với con.

“Yêu chưa ðủ mà còn làm sao cho chúng thấy rằng, chúng ðược yêu.” (Don Bosco)

“Yêu ði rồi bạn sẽ biết phải làm gì.” (St.Augustino). Tình yêu sẽ phát sinh sáng kiến, chẳng học sư phạm mà biết bao nhiêu cha mẹ dạy con nên người, qua cách sống của cha mẹ ðã ðể lại cho con những bài học không thể nào xóa nhòa trong cuộc cuộc ðời, hầu như nó là hành trang cho con biết ứng xử, biết sống yêu thương, con biết xây dựng một gia ðình mới.

Ðừng nghĩ các khoa sư phạm, các khoa tâm lý ngày nay là giải pháp hay ðể giải quyết mọi vấn ðề của cuộc sống hôn nhân. Ngày xưa thời Chúa Giêsu có ai hiểu gì về tâm lý ðâu mà Chúa ðã ðem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Mẹ Teresa Calcutta có học gì ðâu mà lời của Mẹ ðã trở thành những lời vàng ngọc mà các trường ðại học mời ðến thuyết trình.

Nhà Giáo Dục thiết lập mối quan hệ dựa trên tình thương. Nhờ yêu thương mà nhà GD hy sinh cách trọn vẹn và trung thành. Không ngẫu hứng, không nhất thời không tùy hoàn cảnh. Yêu thương khiến cho nhà GD trở nên người bạn và người thầy của người trẻ.“Có thân thiện thì mới có tin tưởng,  có tin tưởng thì mới có giáo dục.” (Don Bosco).

Cha mẹ có gần gũi thì con cái mới tin tưởng và chia sẻ những tâm tý vui buồn của con cái. Con cái có chia sẻ thì ta mới giáo dục ðược con cái.

b) Sống Lý trí là lắng nghe và ðối thoại: 
là biểu lộ sự tôn trọng sự tự do của người trẻ, ðể người trẻ cởi mở, triển nở, tự tìm lấy con ðường của mình cách trưởng thành. Chứ cha mẹ không làm thay hay chèn ép con cái, làm sai không biết xin lỗi mà dùng quyền áp ðặt là mình ðúng, con cái cảm thấy bị xúc phạm và bất mãn. Bất công ðã xảy ra ngay từ trong gia ðình.

Nhiều gia ðình giáo dục kiểu phong kiến, áp ðặt, làm cho con cái mặc cảm, ðóng kín, con cái không học ðược bài học sự khiêm nhường, bài học giới hạn của con người dựa trên người cha. Như thế là làm hại con, không chuẩn bị cho con bài học nền tảng sự giới hạn của con người. Giáo dục là cùng ðồng hành, bước ði cùng con, chứ không thay thế con. Giúp con biết ðảm nhận trách nhiệm của mình.

§    Một gia ðình kỷ niệm 10 năm ngày cưới, chiếu lại hình ảnh ban ðầu mang thai ðứa thứ nhất, ông bà ðến thăm từ bệnh viện, tắm cho con, khi ðứa anh chập chững bước ði biết cầm cái tã của em bỏ vào sọt rác, một hình ảnh thật ðẹp, rất là ý nghĩa trong tình yêu mến của anh em và lòng hiếu thảo ðối với cha mẹ. Khi xem lại con cái không thể nào bỏ gia ðình ðược, vì họ không thể tìm ðược tình yêu nào như thế ở ngoài xã hội.

Khoa giáo dục này ðặt nền tảng trên sự tự do ðược soi sáng và hướng dẫn con. Nên hành ðộng lắng nghe và ðối thoại phải thân tình và liên tục ðể giúp người trẻ nhận thức ðúng ðắn về sự thật và sự thiện mà chọn lựa và bước tới, giúp con phân tích và nhận thức chịu trách nhiệm về công việc.

c) Yếu tố Tôn giáo: 
là thánh hoá và biến ðổi con người nhờ bởi niềm tin mà người trẻ hướng tới ðiểm cao hõn cuộc sống trần thế này, khi người trẻ biết rằng mai kia tôi sẽ chết sẽ phải gặp Chúa và chịu phán xét.  Phương pháp của Don Bosco mỗi tháng dọn mình chuẩn bị tâm hồn chết lành, giúp người trẻ hiểu biết về Bốn Sự Sau.

Phải nhìn người trẻ trong cả con người toàn diện: thể lý – tinh thần – vật chất – thiêng liêng trong bối cảnh lịch sử của cá nhân, gia ðình và xã hội. Phải dùng các màu nhiệm ðể hoán cải tâm hồn con cái dù khi cha mẹ bất lực, giới hạn trước nhiều vấn ðề của con người, ân sủng của các màu nhiệm sẽ giúp biến ðổi con cái và thêm sức mạnh cho cha mẹ.

Phẩm giá con người chỉ có thể ðược ðánh giá ðúng mức và tròn ðầy khi ðối chiếu dưới ánh sáng Tin Mừng, hướng về những giá trị vĩnh cửu, từ ðó  phẩm giá con người mới ðược tôn trọng ðúng mức và việc giáo dục con cái mới trở thành công việc thiêng liêng.

Niềm tin vào sự sống vĩnh cửu sẽ là ðộng lực thúc ðẩy con người vượt thắng những ngăn trở của các giá trị trần thế, vượt lên trên ðồng tiền, vượt lên những ðam mê và yếu ðuối của con người.

Các Màu Nhiệm, nhất là Màu Nhiệm Hiệp Thông và Hoà Giải là nguồn ân sủng ðể Chúa nâng ðỡ giúp thánh hoá, biến ðổi không chỉ người ðược giáo dục mà cả Nhà giáo dục.

3.    Áp dụng phương pháp dự phòng


a.Tạo môi trường tốt: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Môi trường tốt ðó là môi trường an toàn, luôn có sự hiện diện thân tình của Nhà Giáo Dục và ðề phòng những nguy cơ khiến các trẻ phạm tội. Lý do mà trẻ ghiền game onlie hoặc phạm tội là không có sự hiện diện của cha mẹ hay Nhà Giáo Dục.

Môi trường ðó là: sân chơi, chỗ ở, chỗ học, bạn bè,…chuẩn bị cho con cái môi trường vui chơi, quan hệ trong sáng, lành mạnh. Thí dụ: cha mẹ dặn dò các con khi tiếp khách phải mở cửa phòng, tiếp khách có giờ giấc. Khi con cái chơi game ðặt máy tính nơi nhiều người qua lại, quay màn hình ra ngoài, phải biết con cái chơi với ai, chơi ở ðâu…

Như vậy, ðòi hỏi Nhà Giáo Dục hay cha mẹ phải ðầu tư thời gian, tâm trí và vật chất cho việc tạo lập “môi trường an toàn và thân thiện” này. Làm cha làm mẹ phải biết “sốt ruột” khi vắng bóng con cái, sốt ruột là biểu lộ trách nhiệm của mình trên con cái, ðó là biểu lộ sự trưởng thành trong tình yêu, trong ðời sống gia ðình.  Tạo một môi trường tốt cho con cái và người trẻ là thành công ðược một nửa.

b. Sự hiện diện của nhà giáo dục nhý một người cha, người mẹ, người thầy, người bạn.

Hiện diện là thường xuyên ở với con cái, vui tươi, sinh ðộng và thân tình không ðể cho trẻ ở một mình. Cha mẹ ra khỏi nhà sau cùng và về nhà trước khi con về. Cha mẹ hiện diện trong các cuộc vui và sự kiện ðặc biệt của con mình, con chiến thắng biết chúc mừng, con thất bại biết an ủi. Tạo ðiều kiện thuận lợi ðể con cái tiếp ðón bạn bè trong gia ðình. Hiện diện thường xuyên của cha mẹ làm giảm bớt sai lỗi của con cái.

Tạo bầu khí gia ðình và tín nhiệm con cái. Không biểu lộ thái ðộ ðiều tra hay rình rập thay vào ðó là thái ðộ lắng nghe, ân cần và nhân hậu, tránh lên án chỉ trích con cái, chỉ bảo cặn kẽ và hướng dẫn cách kiên nhẫn (vì trẻ mau quên). Không ðòi hỏi hay vặn hỏi con cái quá mức cần thiết hay quá khả năng của con mình, biết gợi chuyện với trẻ về những sở thích của trẻ, quan tâm ðến những ðiều mà trẻ ðang cần, ðang thiếu. “Hãy thích những gì trẻ thích rồi trẻ sẽ thích những gì mình muốn” (Don Bosco). Không chỉ nghe trẻ nói mà còn chia sẻ với trẻ những ưu tư, lo lắng và những vấn ðề của ðời sống gia ðình (tuỳ theo lứa tuổi của chúng). Tập cho trẻ biết suy nghĩ và ðảm nhận trách nhiệm, phải kiên nhẫn trước những câu hỏi của trẻ và nhẫn nại trả lời. Gương sáng của cha mẹ là những bài học giá trị và tạo thêm uy lực cho cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái.

c.Ðôi lời về hình phạt.

Con em ðược dạy bảo trước về kỷ luật thì sẽ không mất tinh thần, khi có những sai phạm và khi cha mẹ biết ðược lỗi của mình các em sẽ không buồn bực vì lời nhận xét, hoặc vì bị ðe dọa một hình phạt, hoặc bị sửa phạt. Bởi vì sửa phạt luôn bao gồm một sự cảnh cáo thân tình và cảnh cáo ðề phòng trước, ðể các em suy nghĩ, và như vậy thường chiếm ðược trái tim của các em. Vấn ðề là làm cho trẻ hiểu chứ không phải làm cho trẻ sợ, sợ không phải là giải pháp tốt trong giáo dục, hình phạt giúp cho trẻ hiểu và sửa mới là giáo dục, cần giải thích ðể trẻ hiểu và tin tưởng. Khi các em ðã hiểu ðược sự cần thiết của việc sửa phạt và chính các em sẽ xin ðược sửa phạt.

Mục ðích của kỷ luật là hợp tác chứ không ép buộc. Hợp tác có nghĩa là con cái sẽ làm theo một khi nó ðã hiểu chuyện ðó là ðúng và tự nó cảm thấy nên làm. Kỷ luật không nên mang lại cảm giác nặng nề cho cả con cái lẫn cha mẹ.

Không nên sửa phạt con khi mình nóng giận, vì “giận mất khôn”. Ðàng khác, sự nóng giận khi sửa phạt dễ là cái cớ ðể trẻ chối từ lời dạy bảo.

Sống giữa trẻ, Nhà giáo dục phải tìm cách làm cho chúng yêu mến mình. Khi ðó, tỏ mặt không vui ðối với một em, sẽ là một hình phạt rồi. Và ðó là một hình phạt khuyến khích sự ðua tranh, khích lệ, chớ không làm cho các em ra người hèn. Những lời khen khi các em ðạt ðược kết quả tốt, những lời quở trách khi các em biếng nhác, ðó ðã là thưởng và phạt.

Trừ những ngoại lệ rất ít có, không bao giờ nên phạt hoặc sửa dạy nơi công chúng, nhưng phải làm ở nơi riêng, xa các em khác. Chúng ta cũng phải hết sức khôn ngoan và kiên nhẫn chờ cho lý trí và ðức tin của các em soi sáng, hầu nhận ra lầm lỗi của mình.

Chúng ta không nên mất niềm hy vọng nơi trẻ, khi nhìn trẻ không nên nhìn vào khuyết ðiểm, tội lỗi, giới hạn của trẻ mà hãy nhìn vào những tích cực, những ðiều tốt nơi trẻ ðể nối mối tương quan với trẻ và từ ðó khích lệ trẻ vươn lên, và ta cũng có niềm hy vọng nơi trẻ, tất cả ðược phát xuất từ niềm tin và tình yêu chân chính từ người Mục Tử là Chúa Giêsu mà ta phải học và kín múc lấy và cũng là nơi mà ta ðón nhận sức mạnh làm ðiểm tựa cho ðời sống của bậc làm cha mẹ và các Nhà Giáo Dục.

Con người là một mầu nhiệm, là tuyệt tác mà Thiên Chúa sáng tạo, Ngài ðã chia sẻ công trình sáng tạo ðó cho con người, con cái chính là hồng ân, là quà tặng tuyệt vời, là cơ nhiệp đời đời của Thiên Chúa ban tặng cho bậc làm cha mẹ. Giáo dục con cái nên người hữu ích cho gia ðình, xã hội và Giáo Hội là trọng trách và là sứ mạng của cha mẹ. Trong môi trường gia đình, cha mẹ là Nhà Giáo Dục, là người Mục Tử đầu tiên của con cái. Những thách đố mới của thời đại trong việc giáo dục con cái cũng đang bóp nát con tim, khối óc của cha mẹ. Nhưng cho dù vấn đề giáo dục con cái có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng không rơi vào tuyệt vọng. Vì với niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta đã có một nguồn sức mạnh thiêng liêng để kín múc. Chính cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là nơi mà chúng ta kín múc sẽ đem lại cho chúng ta niềm bình an và hy vọng. Vì chìa khóa để mở cửa cõi lòng là sự thân thiện, bài thuốc để chinh phục cõi lòng chính là tình yêu.

AP. Mặc Trầm Cung tường trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *