CONDOLEEZZA RICE “CUỘC ĐỜI PHI THƯỜNG TRONG CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG”

“Điều mà cả cha mẹ tôi đều đã có và điều đó hiện có ở trong tôi, chính là một đức tin sâu sắc và trung thành nơi  Đức Chúa Trời”, đó là lời phát biểu của Tiến sĩ Condoleezza Rice, cựu ngoại trưởng Mỹ trong tập hồi ký “Extraordinary, Ordinary People”. Cuộc hành trình từ một cô gái da đen ở miền Nam xa xôi tiến đến cao học, tiếp đến là khoa ngoại giao và hơn hết là Ngoại trưởng thứ 66 của Hoa Kỳ là một câu chuyện cổ tích có thực.

Thành phố Birmingham, bang Alabama không phải là nơi lành mạnh hoặc an toàn cho một gia đình da đen trong những năm 1950 hay 1960. Nhưng nó đã là nơi ở của John và Angelena Rice và con gái của họ – cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice. Thành phố đã bị đả kích tơi bời bởi bạo lực sắc tộc đến nỗi nó được đặt cho biệt danh là “Bombingham.” Nó dường như là nơi không thể sinh ra được một nhà ngoại giao hàng đầu cho đất nước.

Nhưng Tiến sĩ Condoleezza Rice cho biết cuộc hành trình của mình từ miền Nam xa xôi tiến đến cao học, và sau đó đến khoa ngoại giao quốc tế là một câu chuyện thực của nước Mỹ

8964215-large

Nền tảng cho thành công

“Thành phố Birmingham, bang Alabama, nằm tách biệt ở phía nam, từng (là) một nơi mà bạn không thể đi vào cửa hàng Woolworth và có một chiếc bánh hamburger tại quầy ăn trưa”, cô Rice nhớ lại. Trong hồi ký về gia đình gần đây của cô, “Extraordinary, Ordinary People” (Những điều bất thường, những con người bình thường), cô Rice kể lại cách mà cha mẹ và ông bà của cô đã tạo ra một nền tảng cho sự thành công ở giưa chế độ phân chủng Jim Crow** ở miền Nam.

“Đây thật sự là một câu chuyện ở nước Mỹ. Một câu chuyện nói rằng bạn có thể xuất thân từ những hoàn cảnh khá khiêm tốn nhưng bạn có thể được mong đợi sẽ làm những điều lớn lao nếu bạn có một vài tố chất”, cô Rice đã nói về cuốn hồi ký của mình.

”Cha mẹ tôi đã yêu tôi với tình yêu vô điều kiện và thực sự là không có bất kỳ điều gì có thể thay thế được ” cô nói với CBN. “Bởi vì cha mẹ tôi – và thực sự là ông bà tôi và cộng đồng xung quanh tôi- chính là những lý do khiến tôi trở thành tôi như hôm nay .

Sự kiên quyết phi thường

Ông nội của cô, con trai của một tá điền, đã phải dùng tiền thu hoạch trong một năm từ cây bông vải để chi trả cho năm thứ nhất của ông tại trường Cao Đẳng Stillman. Ông đã trở thành một mục sư của Hội thánh Trưởng Lão sau khi nhận được một học bổng đủ để chi trả cho những năm học còn lại tại trường .

Từ thời điểm đó, ông thành lập các nhà thờ và trường học từ khu phố này đến khu phố khác. “Cha mẹ, ông bà của tôi và cộng đồng nơi tôi sinh trưởng đã thật xuất sắc bởi tính kiên cường và sự kiên trì của họ”, cô Rice nhớ lại. “Trong nhiều trường hợp, đây là những con người bình thường.”

Cha cô, John Rice, đã theo bước chân của cha mình, cũng trở thành một mục sư Hội thánh Trưởng Lão sau khi hoàn tất một bằng đại học. Ông cũng làm việc như một chuyên viên cố vấn trung học.

Mẹ cô, Angelena, là một giáo viên và một nhạc sĩ giống như mẹ bà trước đây . Bà ngoại của  Rice đã bắt đầu cho cô học đàn khi cô chỉ mới ba tuổi. Trong thực tế, tên của cô “Condoleezza” có nghĩa là “sự ngọt ngào.”

“Mẹ tôi là một nghệ sĩ và tôi nghĩ rằng tôi đã thừa hưởng tính cách nghệ sĩ , tình yêu giành cho nghệ thuật của bà, cũng như niềm tin rằng nghệ thuật thực sự là di sản dân chủ của chúng tôi… “, Rice nói.

piano

Sự đầu tư cho những người khác

Gia đình của Condoleezza Rice tận hiến cuộc đời của họ cho những người khác. Sự áp bức và lòng hận thù về chủng tộc mà họ phải chịu đựng đã không ngăn được họ mở ra những cơ hội cho thế hệ tiếp theo.
“Cha tôi đã tổ chức hội thanh niên vào mỗi buổi chiều. Đó là nơi mà ông đã tụ họp được hầu như tất cả  những đứa trẻ của thành phố”, bà Rice nhớ lại. “Ông ấy đã tạo điều kiện cho chúng học biết Kinh Thánh. Ngoài ra ông cũng đã tham gia nhiều sự kiện xã hội.

Vào thứ ba, chúng tôi có lớp dạy kèm toán đại số và lớp dạy kèm tiếng Pháp ”

“Tôi đã rất sốt sắng trong Hội thánh, bởi vì, khi còn rất nhỏ, tôi đã bắt đầu chơi piano cho hội thánh”, cô tiếp tục. “Vì vậy, gia đình chúng tôi là một trong những gia đình được sự chú ý. Mẹ tôi chơi đàn organ, cha tôi thì giảng dạy, và tôi thì chơi piano.”

baptist

HT Baptist 16th Street

Một  sự thức tỉnh quốc gia

Trong lúc cô bé Condi ( tên gọi của bà Rice lúc còn nhỏ )đang chơi piano trong nhà thờ vào Chủ Nhật 15 Tháng 9, 1963, một vụ nổ lớn làm rung chuyển cả khu phố. Hai tòa nhà đổ xuống, một quả bom làm nổ tung hội thánh Baptist 16th street, đã giết chết bốn cô gái đang chuẩn bị bài hợp xướng cho buổi thờ phượng vào buổi sáng mai.

Người Mỹ da đen ở Birmingham đã thật sự đau đớn, sự phẫn nộ của họ làm thức tỉnh đất nước. Lịch sử ghi lại những vụ giết người này như là một đỉnh điểm cho Phong trào dân quyền (Civil Rights Movement). Condi Rice nhớ lại ngày người bạn cùng chơi của cô, Denise McNair, người vừa mới nhận được giấy chứng nhận hoàn tất lớp mẫu giáo từ cha của Condi, bị giết.

“Khi còn nhỏ, bạn chỉ biết bám chặt lấy ba mẹ của bạn để bước qua những hoàn cảnh khó khăn hoặc những hoàn cảnh kinh hoàng – Tôi chỉ là một đứa trẻ khi Hội thánh baptist 16th street bị đánh bom ” cô nói. “Và có lẽ, cha mẹ bạn, bám chặt vào niềm tin của họ để biết làm cách nào giúp bạn vượt qua những khó khăn đó.”
“Khi bạn đã trưởng thành, tất nhiên, bạn có gia đình và bạn bè, và bạn không bám víu vào cha mẹ mình nữa “, cô tiếp tục.
“Bạn phải có một cái gì đó..,” cô nói. “Và tôi nghĩ nó tuyệt với nhất là khi bạn đã có một ý thức phát triển tốt về đức tin.”

Ban_Ki-moon_and_Condoleezza_Rice

Ngoại trưởng Rice cùng Ban-ki-moon, hiện đang là Tổng thư ký Liên hiệp quốc,

cũng là Cơ Đốc Nhân sốt sắng tại một Hội thánh độc lập

vn

Ngoại trưởng Mỹ cùng với đoàn của Tổng Thống đến dự giờ thờ phượng tại Hà Nội nhân dịp hội nghĩ thượng đỉnh Apec được tổ chức tại Việt Nam năm 2006

Quà tặng vĩ đại nhất từ cha mẹ

Từng lớn lên trong thời kỳ đó, bà Rice nhấn mạnh điều quan trọng đối với người Mỹ da đen ngày hôm nay là phải thực sự hiểu những bậc cha mẹ đã phải làm gương (phải sống ) như thế nào giống như cha mẹ của cô ấy để có thể vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt trong thời gian đó.
“Chúng tôi thật mang ơn những bậc cha mẹ của chúng tôi vì tất cả mọi lý do – và chắc chắn, là thật mang ơn ông bà của chúng tôi – họ đã có mọi lý do để bị đánh gục, để nói ra điều mà họ nhìn thấy, “cô nói.
“Mỗi ngày, bị làm nhục bởi sự phân biệt đối xử. Mỗi ngày những lời cấm đoán bởi sự phân biệt đối xử. Nhưng họ vẫn  sống với cuộc sống của nhân phẩm, họ vẫn sống với cuộc sống có ích”, bà Rice nhắc lại. “Họ đã thật sự phi thường đối với những điều họ trải qua.”
” Vì vậy chúng tôi nợ, một khoản nợ về lòng biết ơn đối với thế hệ những người đã đưa chúng tôi vượt qua…”, cô tiếp tục.
“Và, tất nhiên, một điều mà cả cha mẹ tôi đều đã có và điều đó hiện có ở trong tôi, đó là điều tôi thật biết ơn cha mẹ, chính là một đức tin sâu sắc và trung thành nơi  Đức Chúa Trời,” cô nói. “Không có món quà nào tuyệt vời hơn, lớn hơn điều đó mà cha mẹ có thể giành cho con cái của họ ”

Sara (theo CBN News) – nguồn hoithanh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *