CUỐN SÁCH MỚI CỦA HAWKING KHÔNG GẠT BỎ THIÊN CHÚA ĐÍCH THỰC KHỎI CUỘC TẠO DỰNG

(CNA/EWTN New 04.09) Cuốn “The Grand Design” (Phác Hoạ Vĩ Đại) của tiến sĩ Stephen Hawking (*) quả quyết táo bạo rằng vũ trụ “tự nó được tạo nên từ số không” dựa trên những luật vật lý như là luật vũ trụ hấp dẫn, biến Thiên Chúa nên không cần thiết đối với một mô hình vũ trụ tự tạo và tự phát triển. Tuy nhiên,hai học giả Công giáo chuyên về vật lý nói những nhận xét của Hawking hiểu sai và giải thích sai quan hệ đích thực giữa Thiên Chúa và cuộc tạo dựng. Cha Robert Spitzer,một linh mục Dòng Tên và là học giả,nguyên chủ tịch Đại học Gonzaga, nói rằng việc Hawking loại bỏ Thiên Chúa do ủng hộ vật lý phản ảnh những lầm lẫn cơ bản về khái niệm Kitô giáo về Thiên Chúa, như là Đấng tạo dựng tất cả những gì hiện hữu – cả về vũ trụ vật chất lẫn các luật vật lý áp dụng vào nó. Ngài nói : khi điều nầy được hiểu rõ, sự lầm lẫn cơ bản củ”con số không”nầy một cách nào đó có liên hệ với định luật vũ trụ hấp dẫn và những luật vật lý căn bản khác. Nhưng các nguyên lý như là vạn vật hấp dẫn không thể tối giản hoặc là những tiền đề hiển nhiên. Đúng ra, chúng là những luật phi vật lý vốn chi phối những hoạt động bình thường của thế giới vật chất. Do vậy, – vị linh mục Dòng tên nhận định – không có sự so sánh giữa một công cuộc tạo dựng mở ra và phát triển theo các luật với đề xuất của Hawking về ‘tạo dựng tự phát từ con số không”. Cha Splitzer nói :”Ta hãy lấy luật mà tiến sị Hawking nêu ra trên đây – luật vạn vật hấp dẫn – Nó có một hằng số đặc thù liên kết với nó và những đặc điểm đặc thù, và nó có những tác động đặc thù lên bảo toàn khối năng (mass-energy) và cả chính không-thời gian (space-time), Đây là một định nghĩa kỳ khôi về cái “con số không”. Ngài nói tiếp :” Nay nếy chúng ta nói lại cho rõ nhận định của Hawking, thì rõ ràng ông đã không giải thích vì sao có một điều gì đó hơn là ‘con số không” (không có gì). Ông mới chỉ giải thích rằng một cái gì đó đến từ một cái gì đó, ‘bằng việc mô tả sự phát triển của một vũ trụ vận hành dựa trên các luật như là vạn vật hấp dẫn. Xét về mặt lịch sử, nhiều nhà thần học Kitô hữu,cũng như các triết gia ngoài Kitô giáo, đã lập luận một cách chính xác điều trái ngược với quan điểm của Hawking : cụ thể là, những luật vật lý nầy chỉ có thể quy cho một Đấng Tạo Hoá vô tận, thông minh và không thuộc về vật chất. Thầy Guy Consolmagno,Dòng Tên, một nhà thiên văn học tại Đài Quan Sát Vatican, giải thích làm sao những điều kiện tiên quyết đối với việc trải ra và vận hành của vũ trũ không phải là một hình thức của “con số không”, như Hawking coi là vậy. Đúng hơn, chúng là những điều kiện do Thiên Chúa tạo nên để vận hành thế giới. Ngài nói :” Thiên Chúa là lý do tại sao không gian và thời gian và các luật thiên nhiên nầy có thể hiện diện với những sức mạnh vận hành mà Stephan Hawking đang nói tới”. Thầy nói : Việc Hawking loại bỏ Thiên Chúa không chỉ dựa vào sự chỉ định sai về các luật vật lý là “con số không”, mà còn do thật bại trogn việc hiểu thấu khái niệm tính siêu việt của Thiên Chúa. Ngài nói : Hiểu đúng nghĩa, Hawking đã đích thực loại bỏ một loại “thần” mà Kitô hữu không tin: Vị ‘thần’ mà Stephen Hawking không tin, là một vị thần tôi cũng không tin. Thiên Chúa không phải chỉ là sức mạnh khác trong vũ trụ, bên cạnh luật vạn vật hấp dẫn hoặc điện năng. Thiên Chúa không phải là một sức mạnh được đưa vào để “bắt đầu một hay hai cảnh tượng” và lấp đầy những khoảng trống hụt hẫng tạm thời trong tri thức của chúng ta”. Điều huyền bí sâu xa nầy – Cha Spitzer nói – là một cái mà giáo sư Hawking trên thực tế đã chỉ ra ngay chính lúc ông cố gắng loại bỏ nó. Ngài kết luận : “Theo tôi, tiến sĩ Hawking chưa chỉ cho thấy sự không cần thiết của thực tại nầy. Quả thật, ông ngụ ý nó bằng việc thừa nhận sự hiện hữu của một sự khởi đầu trong quả quyết của ông về vũ trụ đến từ ‘con số không”.

(*) Cuốn sách Phác Họa Vĩ Đại (The Grand Design), viết về nguồn gốc hình thành vũ trụ, được giáo sư Stephen Hawking, nhà vật lý nổi tiếng thuộc Trường đại học Cambridge (Anh), cho xuất bản vào cuối năm 2008. Đồng tác giả của cuốn sách đặc biệt này là nhà vật lý Leonard Mlodinow, người đã cùng viết chung với Hawking cuốn sách Lược sử thời gian (A brief history of time) năm 1988 (đã bán được hơn 10 triệu bản trên khắp thế giới).Stephen Hawking, 68 tuổi, bị bại liệt và suốt đời phải ngồi trên chiếc xe lăn, đã viết nhiều cuốn sách nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ

Nguồn BBC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *