GIÁ TRỊ CỦA TÔN GIÁO

1. Đói khát Tâm Linh
Đang khi bắt đầu những ngày qua ngang các làng mạc và dừng lại trên triền núi Chúa Giêsu đã mở đầu rằng:
+ “Phước cho những kẻ ngèo khó tâm linh, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! ” (Mat 5:3)
Và tiếp theo Ngài đã đặt tất cả các phước lành đều bắt đầu với từ “Phước cho” , vì sự thỏa mãn nội tâm không thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài. Cho dù người ta có cả thiên hạ trong tay thì cũng chẳng làm cho linh hồn họ được bình an. Chúa Giêsu cũng từng phán rằng:
+ “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại? (Mat 16:26)
Nói như vậy để ta thấy được phần TÂM LINH vô cùng quan trọng. Vì Tâm Linh là sự sống của con người như Lời Thánh Kinh đã ký thuật:
+ “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh” (Sáng 2:7).
“Người trở nên một loài sanh linh” để thấy sự khác biệt ở loài động vật không bao giờ có, vì loài vật chỉ có hai phần Thân thể (Body) và Tâm hồn (Soul), ở trong chúng không có phần Tâm linh (Spirit). Chính vua David, vua của dân tộc khôn ngoan và thông sáng nhất Hoàn vũ đã phải thốt lên rằng: “Con tạ ơn Chúa đã tạo dựng lên con một cách đáng sợ, lạ lùng”. Sự lạ lùng và đáng sợ ở đây là:
a. Thân thể (Body): từ xa xưa đến hiện tại, loài người đã thành lập hàng triệu tổ chức Y Tế, viện hàn lâm, viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên về Thể xác loài người, nhiều giải pháp chữa trị, thay thế tế bào, bộ phận cơ thể… nhưng cũng chỉ dừng ở nơi trí tuệ con người hữu hạn.
b. Tân hồn (Soul): loài người đã thành lập và cố gắng đào tạo, nghiên cứu, thử nghiệm về khoa Tâm Lý Học để tư vấn, chữa trị căn bệnh vô cảm, ghen ghét, cãi cọ, tranh dành, hơn thua, chiến tranh, tham lam, nói dối, bè đảng, trầm cảm, tâm thần v.v…nhưng tiền và công sức cũng không giải quyết dứt điểm, đâu vẩn ở đó, thậm trí bệnh này còn nguy hiểm hơn bệnh thể xác. Vì thế dân gian đã đúc kết: “một vị Bác sĩ có thể cứu sống thể xác người bệnh thêm một ngày. Nhưng nhà Tâm Lý có thể cho sống vui mừng và hy vọng thêm một ngày.” Tuy nhiên hai phần này động vật cũng giống con người.
c. Tâm Linh (Spirit): Chỉ có nơi loài người. Sự khác biệt với động vật, con người biết quỳ gối tương giao với Thần linh, việc này loài vật không có, vì bản năng của động vật chỉ là sinh tồn. Như vậy Tâm Linh của loài người vô cùng hệ trọng, nó quyết định nền tảng sự sống của con người. Dẫu nhiều chủng viện nghiên cứu, huấn luyện người phục vụ để làm thỏa mãn lòng người nhưng vẫn chỉ giới hạn ở lí trí con người xác phàm, chưa vượt qua định giới nhiệm màu.
Tại Việt Nam ta thường nghe những câu ngạn ngữ: “tư tưởng không thông, thì bình tông đeo không nổi” hay tất cả các ký án, các câu chuyện và sự việc đều được kết thúc dưới Mái Chùa, mà cổ nhân đã đúc kết: “Mái chùa che chở hồn dân tộc” hay “mái Chùa che chở Tâm Linh”.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem Cầu Thê Húc xem Chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Bút Tháp chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
(Ca Dao)
2.Tôn Giáo đáp ứng nhu cầu đói khát Tâm Linh
Để đáp ứng thỏa mãn cho sự đòi hỏi của TÂM LINH đang đói khát thì người ta đã sáng lập ra TÔN GIÁO. Mọi nền tảng văn hóa tại Việt Nam đều có hơi hướng của niềm tin Tôn Giáo:
Lúc thì nhàn nhạt hoa rơi,
Khi thì bỏng cháy, khi thì nguội tanh.
Tuy nhiên một thời theo dòng lịch sử người ta đã lầm, đã sai vì cho rằng: ” TÔN GIÁO LÀ MA TÚY”. Lúc ấy họ đã nhiệt tình đến cuồng si rủ nhau đi đập phá chùa, đình, đền, nhà thờ, miếu….thậm trí có nhóm đòi hỏi phá cả bàn thờ gia tiên, ném di ảnh cha mẹ xuống sông, xuống bể nếu muốn mang danh “tin lành”. Cao trào hơn nữa họ đã không dám điền các thông tin tôn giáo trong hồ sơ thân thế, vì sợ mang theo danh tôn giáo sẽ bị người ta sa thải khỏi chén cơm, quả trứng.
Ngày nay, nhìn lại thảm họa xã hội KHÔNG TÔN GIÁO đã khiến trong vòng loài người không có bình an đích thực, không có niềm tin với nhau, mọi người ưa mang bộ mặt lạ và để rồi không còn nơi an nghỉ lòng lành họ bắt đầu quan tâm tới Tâm Linh và từ đây thời TÔN GIÁO soán ngôi!
3. Đầu tư vốn ít, siêu lời.
Chưa bao giờ tại Việt Nam Chùa, đền thờ, nhà thờ, miếu, đình v.v…thi nhau mọc lên như vậy. Thậm chí người ta còn ủng hộ, tài trợ cho việc xây đình, Chùa, xây nhà thờ…lập ra những hội đoàn tôn giáo để đáp ứng sự đói khát Tâm Linh.
Nghiêm trọng hơn, một số tổ chức Tôn Giáo đã đúc ra những vị thần thánh với hình ảnh độc quyền, độc ác, độc đoán, độc trịch thượng. Những vị thần thánh ấy có khi như một hung thần, có khi như một quan tham, có khi như tay giang hồ khát tiền, có khi như một ông lão ham của lạ. Bất cứ khi nào tín đồ bất tuân, không dâng hiến, không làm việc thiện, không đi lễ, không dâng 1/10, không vâng lời v.v… là lập tức nhận được sự tai họa, ít nhất là bị rủa sả…chính từ đây người ta có thể đi vay nặng lãi, bán nhà, bán đất để mang đến xin lễ, cúng hiến cho thầy giải hạn….thậm trí chấp nhận hiến dâng thân thể cho các thần linh, mà đại diện để nhận lễ vật của tín đồ hiến tặng là những người trần mắt thịt, khoác bên ngoài tà áo thiêng liêng Tôn Giáo, nơi cung cấp “miễn phí” các giải pháp làm thỏa mãn nhu cầu đói khát Tâm Linh.
Hiểu như vậy ta biết rằng Tôn Giáo không bao giờ là không cần thiết cho loài người. Cho dù ta đang theo bất cứ tổ chức Tôn Giáo nào cũng rất tốt cho ta. Vì Tôn Giáo sẽ đáp ứng nhu cầu cho sự sống Tâm Linh, bởi Tâm Linh mới là sức sống của loài người đích thực.
4. Phân chia lợi ích và thổn thức lương tri.
Nhận thấy nhu cầu về Tâm Linh quá lớn, và không thể thiếu nó trong bất cứ một con người đang còn sống. Người ta đã ngửi thấy mùi tiền, từ đó sự hình thành nhiều tổ chức kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của Tâm Linh của con người. Hình thức kinh doanh này vô cùng dễ làm. Với người bình thường không cần vốn, chỉ cần tà áo nâu, cặp kính đen, cây gậy, vài câu niệm chú….là có thể hái ra tiền. Còn với các thương gia có hạng chân đất, thì họ đầu tư vài trăm tỷ….và nhận lại lãi xuất khủng mà không ai có quyền, hay dám đến kiểm soát để thu thuế! Chỉ như vậy thôi ta đã biết nghề ” buôn thần – bán thánh” trong thời hôm nay có chỗ đứng khủng khiếp thế nào trong giới thương gia chân đất tại Việt Nam.
Tuy nhiên rất nhiều tín đồ, lương dân có tâm hồn hướng thiện chỉ biết ngồi than thân, trách phận, thủ thường. Họ rất đau lòng trước thực trạng nghề “buôn thần – bán thánh”, được công khai đầu tư, được bảo kê bởi những định chế Tôn giáo đã ngang nhiên kiếm tiền bằng bán “thực phẩm” cho nhu cầu đói khát Tâm Linh của bất cứ ai có cầu. Rất nhiều người tri thức sống ngay thẳng biết rõ vậy, nhưng họ không thể làm gì được, vì sai lầm lịch sử là đã xây dựng xã hội trên nền tảng duy vật, và loại bỏ Tôn Giáo để mặc cho Tâm Linh đói khát trong nhiệt thành mà Chúa đã cảnh báo qua kinh thánh rằng:
+ “Dân ta bị diệt vì thiếu sự thông hiểu”
hay cổ nhân có câu: “nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết thành đại phá hoại”
Kết phần I: Muốn đất nước tồn tại, độc lập, hùng mạnh, tự chủ, văn minh và phát triển trong tinh thần nhân ái mà không mất bản sắc, thì từng giây, từng phút chúng ta không thể phó mặc tâm linh của dân tộc muốn ra sao thì ra. Nói khác đi không thể phó mặc nhà thờ, chùa, đình, thờ cúng tổ tiên còn hay mất, sao cũng được. Mà phải nhìn vào thực tế người bạn láng riềng Hàn Quốc sau năm 1968 – 1988 họ đã thay đổi như thế nào và hiện nay có tầm ảnh hưởng và chỗ đứng ra sao trong chính trường Quốc tế.
Câu hỏi suy ngẫm:
1. Nghèo khó tâm linh có nghĩa gì? Theo bạn Tôn Giáo quan trọng như thế nào?
2. Bạn đang đặt niềm tin vào đâu? hay bạn đang vô thần?
3. Ban có đang so sánh các TÔN GIÁO đang hiện diện quanh bạn không?
4. Bạn thấy niền tin của người Ki-tô hữu như thế nào?
(còn tiếp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *