HƠN 500 NĂM TRƯỚC RẤT ĐÚNG NHƯ BÂY GIỜ VẪN ĐÚNG

Ngày nay rất nhiều giáo gian dấy lên trong hội thánh, là những người đạp đổ chân lý và sự công nghĩa bởi đức tin nơi Chúa Ki-tô để giảng dạy rằng: chúng ta có thể nhờ hình thức thờ tự và việc làm của riêng mình mà được tha thứ tội lỗi. “Họ tập trung vào giảng dạy triết lý đạo đức mà ko màng tới Công chính của Thập Tự Giá”. Lịch sử tuyển dân Do Thái là hình ảnh phản chiếu tình trạng giáo hội tương lai. Chúng ta đã thấy các Đấng Tiên Tri mọi nơi mọi lúc đã khước bác quan điểm của hội chúng, cho rằng mình được tha tội lỗi nhờ những sinh tế luật định rồi cứ theo quan điểm đó tích lũy những việc làm và những hành vi phụng tự “như dâng 1/10, trung thành cầu nguyện, giảng đạo…” Nhiều người trong hội thánh cũng hành động như vậy, cũng cứ khư khư với cái quan niệm sai lầm đó và cứ tích lũy việc làm và những hành vi thờ phượng vào kho để dâng cho Chúa, mong được Chúa nhận và căn cứ vào số công đức đó thì họ được tha tội và nhanh giàu có tiền của…! Tuy nhiên Thánh Kinh đã cảnh báo chúng ta để không bị chao đảo vì con số đông đảo những người giáo gian bất kính sẽ dấy lên, mà chúng lại là những kẻ có tài hùng biện, có thuật thôi miên hút tâm trí con người xa cách sự Công chính của Chúa Ki-tô…
Bên cạnh đó, cũng không khó khăn gì đánh giá tinh thần của đối phương. Vì chúng ta đọc được từ nhiều văn phẩm của họ chứng minh họ đã lên án cái chân lý hiển nhiên trên. Đừng ai để mình bị quấy rầy vì sự kiện đối phương tự xưng mình là “hội thánh”. ?Vì Hội Thánh của Chúa Ki-tô hiện thực trong những người giảng dạy Phúc Âm của Chúa Ki-tô cách chân chính, chứ không phải giữa những người ra sức chống đỡ những tư tưởng nghịch lại Phúc Âm, như Chúa đã phán trong Phúc Âm Giăng (10:27 ), “ Chiên Ta nghe tiếng Ta.”✝️
Xem thêm tại www.lutheranvietnam.org
IV . Xưng Nghĩa
Tiếp theo, Hội Thánh chúng tôi dạy rằng con người không thể nào được tha thứ tội lỗi và xưng công nghĩa trước Thiên Chúa bằng chính năng lực, Công đức, việc làm của riêng mình. Xưng công nghĩa là một tặng dữ vô thường cho con người nhờ Chúa Ki-tô và bởi đức tin, khi tin nhận rằng mình được tiếp nhận vào ân điển, và tội lỗi của mình đã được thứ tha nhờ Chúa Ki-tô, là Đấng đã hi sinh mạng sống của chính mình để làm giá chuộc tội. Thiên Chúa kể đức tin đó là sự Công nghĩa. ( Rô-ma 3:21-26;4; 5)….
Rất nhiều nhóm cho rằng mình tự xứng đáng nhận sự tha thứ tội lỗi do công đức của mình là sai lầm.
Cũng sai lầm khi nghĩ rằng con người được kể là công nghĩa trước Thiên Chúa nhờ vào sự công chính của lý trí.
Và rồi cũng rất sai lầm khi cho rằng lý trí có thể tự lực biết yêu mến Chúa và làm trọn luật pháp của Chúa, tức là, thực tâm kính sợ Chúa, thật lòng tin chắc rằng Chúa lắng nghe lời cầu nguyện, vui vẻ vâng lời Chúa trong lúc được Chúa viếng thăm hay từ khi phải từ giã cõi trần, không tham lam tài sản người khác . V . . V . . – cho dù lý trí có khả năng làm nảy sinh những việc lành đời thường.
Cũng sai lầm và đối kháng với Chúa Ki-tô nếu cho rằng những người tự tuân thủ luật Pháp của Chúa mà không cần tới Ân Điển thì không hề phạm tội.
Lập trường của chúng tôi không phải chỉ xứng hợp với Thánh Kinh mà cả quan điểm của các Giáo Phụ nữa. Giáo Phụ Augustine đã có những biện luận sâu rộng chống lại phái Pelagian về nội dung công đức riêng không thể đạt Ân Điển. Trong tác phẩm Bản chất và Ân Điển (Nature and Grace), Giáo Phụ đã phát biểu:” Nếu năng lực của bản chất Với sự trợ lực của ý chí tự do tự có đủ khả năng để vừa học biết phải sống như thế nào, lại vừa sống được một đời sống thánh thiện thì Chúa Ki-tô đã chết cách vô nghĩa (Ga-la-ti 2:21), và sự vấp phạm về Thánh Giá (Ga-la -ti 5:11) đã không còn nữa. Tại sao tôi phải câm lặng , không kêu réo tại đây? Phải, với cả phiền muộn của một tín đồ chúa Ki-tô tôi phải hò hét và sẽ khiến trách họ: Anh em muốn được xưng nghĩa bằng bản chất tự nhiên thì đã tách mình ra khỏi Chúa Ki-tô; và đã rời ra ngoài Ân Điển rồi.” (Ga-la-ti 5:4,Vulgate): Vì không nhận biết sự Công nghĩa đến từ Thiên Chúa, lại muốn thiết lập sự công nghĩa riêng của anh em, thì anh em đã không muốn phục dưới sự công nghĩa của Thiên Chúa rồi.”(Rô-ma 10:3 ). Vì như Chúa Ki-tô là cứu cánh của luật pháp, Chúa Ki-tô cũng là Cứu Chúa của bản chất tự nhiên bại hoại, vì sự Công nghĩa của tất cả những người có lòng tin” (Rô-ma 10:4 ). Và Phúc Âm Giăng (8 :36) viết, “Vậy thì, nếu con buông tha anh em,anh em sẽ thật sự được tự do.” Như vậy lý trí không thể buông tha chúng ta khỏi tội lỗi và không thể đạt được sự tha thứ tội lỗi. Và Phúc Âm Giăng (3:5), “Nếu không bởi nước và Chúa Thánh Thần mà sinh lại thì không ai vào được nước Chúa.” Nếu phải sinh lại bởi Chúa Thánh Thần, thì sự công nghĩa của lý trí không thể xưng nghĩa con người trước Thiên Chúa, nó không thể giữ được luật pháp, Thánh Thư Rô-ma (3:23) viết: “Mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Thiên Chúa,” nghĩa là, họ không có trí tuệ và sự công nghĩa của Thiên Chúa là những phương tiện để thừa nhận và vinh danh Thiên Chúa. Thánh Thư Rô-ma (8:7-8) viết thêm, “tâm trí nào chăm về xác thịt thì chống lại Thiên Chúa, nó không thuận phục luật pháp của Thiên Chúa – thật ra nó không thể thuận phục được, và ai sống trong xác thịt thì không thể làm Chúa đẹp lòng.” Những lý chứng này thật sáng tỏ, theo lời Giáo Phụ Augustine dùng trong lúc thảo luận đề tài này, không cần đòi hỏi phải thông minh đỉnh ngộ mới hiểu được, chỉ cần chăm chỉ lắng nghe…
Ngày nay rất nhiều giáo gian dấy lên trong hội thánh, là những người đạp đổ chân lý và sự công nghĩa bởi đức tin nơi Chúa Ki-tô để giảng dạy rằng: chúng ta có thể nhờ hình thức thờ tự và việc làm của riêng mình mà được tha thứ tội lỗi. “Họ tập trung vào giảng dạy triết lý đạo đức mà ko màng tới Công chính của Thập Tự Giá”. Lịch sử tuyển dân Do Thái là hình ảnh phản chiếu tình trạng giáo hội tương lai. Chúng ta đã thấy các Đấng Tiên Tri mọi nơi mọi lúc đã khước bác quan điểm của hội chúng, cho rằng mình được tha tội lỗi nhờ những sinh tế luật định rồi cứ theo quan điểm đó tích lũy những việc làm và những hành vi phụng tự “như dâng 1/10, trung thành cầu nguyện, giảng đạo…” Nhiều người trong hội thánh cũng hành động như vậy, cũng cứ khư khư với cái quan niệm sai lầm đó và cứ tích lũy việc làm và những hành vi thờ phượng vào kho để dâng cho Chúa, mong được Chúa nhận và căn cứ vào số công đức đó thì họ được tha tội và nhanh giàu có tiền của…! Tuy nhiên Thánh Kinh đã cảnh báo chúng ta để không bị chao đảo vì con số đông đảo những người giáo gian bất kính sẽ dấy lên, mà chúng lại là những kẻ có tài hùng biện, có thuật thôi miên hút tâm trí con người xa cách sự Công chính của Chúa Ki-tô…
Bên cạnh đó, cũng không khó khăn gì đánh giá tinh thần của đối phương. Vì chúng ta đọc được từ nhiều văn phẩm của họ chứng minh họ đã lên án cái chân lý hiển nhiên trên. Đừng ai để mình bị quấy rầy vì sự kiện đối phương tự xưng mình là “hội thánh”. ?Vì Hội Thánh của Chúa Ki-tô hiện thực trong những người giảng dạy Phúc Âm của Chúa Ki-tô cách chân chính, chứ không phải giữa những người ra sức chống đỡ những tư tưởng nghịch lại Phúc Âm, như Chúa đã phán trong Phúc Âm Gioan (10:27 ), “ Chiên Ta nghe tiếng Ta.”✝️
(PS. Phần xưng nghĩa tôi có trích thêm ở quyển Hộ Giáo cho Tuyên Tín Augsburg. Vì sau khi nhóm Cải chánh đệ trình Tuyên Tín Augsburg lên Hoàng Đế thì người đứng đầu Giáo Quyền cùng các nhà nghiên cứu thần học của ông đã thuê một nhóm luật sư giỏi nhất lúc đó viết văn kiện phản bác, nên Philip Melanchton thay mặt Phong trào Cải chánh viết văn kiện Hộ Giáo chứng minh để bảo vệ quan điểm từ chân lý thánh kinh.)
(Còn tiếp)
♎God Blessings✝️

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *