KINH THÁNH BẢN TRUYỀN THỐNG HIỆU ĐÍNH (5)

Vấn đề “con” và “ngươi” trong bốn sách Phúc Âm

Chúng ta là con (các con) của Đức Chúa Trời. Chẳng có gì phải bàn cãi về sự thật đó. Chúa dùng từ “con” khi nói với chúng ta là chuyện đương nhiên hơn nữa là điều hết sức quí báu, là niềm vui và vinh hạnh cho chúng ta.

Như vậy, trong những câu Chúa Giê-xu nói với các môn đệ nên chăng dùng từ “các con” để hiệu đính từ “các ngươi” (trong Bản Truyền Thống)?

Hoặc giả chúng ta cứ giữ nguyên từ “các ngươi” trong Bản Truyền Thống. Nếu vậy hóa ra Chúa Giê-xu chẳng phân biệt các môn đệ với dân chúng, với giới Pha-ri-si, thầy thông giáo… Nói với nhóm người nào Ngài cũng dùng đại danh từ “các ngươi”.

Hoặc giả Chúa Giê-xu dùng từ “anh em” khi nói với các môn đệ. Được như vậy thì đương nhiên Ngài dùng từ “các ngươi” khi nói với đám dân đông, giới Pha-ri-si, các thầy thông giáo…

Chúa Giê-xu đến trần gian để làm người mà Ngài dùng từ “con” (“các con”) khi nói với người lớn tuổi hơn liệu có phù hợp với thần học Tân Ước không?

Ông Phao-lô viết về Chúa Giê-xu: Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống… (Phi-líp 2:6-8)

Một Đấng tự bỏ mình đi, trở nên giống như loài người, như một người, tự hạ mình thì có cần thể hiện qua cách xưng hô không?

(Còn tiếp)

Oaktreevu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *