“TIN MÀ KHÔNG HIỂU LÀ MÊ TÍN & HIỂU MÀ KHÔNG TIN LÀ CHƯA HIỂU HẾT”

Chỉ trong khoảng 2 tiếng đồng hồ (từ 12h tới 14h ngày 11/2/2011) chúng tôi thống kê có gần 20 lượt xe biển xanh, đỏ ra vào chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình).

Trong vai một “cò” dẫn khách cho cửa hàng chuyên đổi tiền lẻ, bán và sắp mâm lễ… chúng tôi tiếp cận với chiếc xe loại 16 chỗ, biển xanh số 26B-45xx (biển xe tỉnh Sơn La), vừa đỗ tại bãi gửi xe trước chùa Bái Đính. Cùng lúc cũng có vài người phụ nữ chuyên hành nghề viết sớ chữ Nho tiến đến mời viết sớ.

Chiếc xe biển xanh có đầu số của tỉnh Sơn La tại bãi đỗ xe vào chùa Bái Đính.

Khi một người đàn ông vừa từ trên xe bước xuống, chúng tôi tiến tới mời đổi tiền lẻ, sắp lễ, người đàn ông tỏ vẻ cau có nói gọn lỏn: “Không đổi tiền cũng không mua gì cả”. Nhưng khi những người viết sớ đến, sau vài câu trao đổi, hai người phụ nữ được mời lên viết ngay trên xe.

Chỉ hơn 10 phút sau, những người còn lại trên xe bước xuống, xách theo đồ lễ đã chuẩn bị sẵn, với xấp tiền lẻ trên tay, cùng những lá sớ vừa viết xong tiến thẳng vào chùa.

Ngoài ra, tại bãi đỗ xe ô tô, cũng xuất hiện rất nhiều xe biển xanh, như biển đầu số 14 (Quảng Ninh), 18 (Nam Định), 20 (Thái Nguyên), 31 (Hà Nội), 35 (Ninh Bình)… trong đó, đa phần là những loại xe từ 16 chỗ trở lên.

Trong khi đó, đêm 16/2 (tức 14/1 âm lịch) mới khai ấn đền Trần (Nam Định), tuy nhiên, những ngày qua cũng xuất hiện nhiều xe công đổ về.

Một thành viên ban tổ chức an ninh cho biết: “Mặc dù chưa đến ngày khai ấn nhưng người dân đã kéo về tham gia lễ hội rất đông, đặc biệt lượng ô tô của các cơ quan, đơn vị cũng tấp nập ra vào đền, chúng tôi đã tiến hành thu vé và ghi lại tất cả các biển số xe ô tô…”.

Đền Trần:

Lê Việt – Đỗ Văn Lực

 

Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt

 

Lời dẫn

Phật giáo ở Việt Nam có hai loại: Phật tử xuất gia và người tu tại gia. Nhưng trong hồ sơ của những người tu tại gia thì mục tôn giáo luôn đề: “không” (chứ không phải là: “Phật giáo, [tuy] không thờ tự thường xuyên”) và có vẻ như Phật giáo đã phát triển hơn rất nhiều so với Công giáo, tôn giáo khác ở Việt Nam, trong khi số lượng Phật tử xuất gia lại ít hơn rất nhiều.

Đã có rất nhiều tranh luận về quy mô quần thể Bái Đính cũng như lễ đón nhận xá lợi. Thiết nghĩ, Phật tại tâm thì sao người ta phải “phát tiết” cái sự hoành tráng, quy mô đến vậy? Nhà Phật đâu cần phải khuếch trương những kỷ lục, những quy mô? Những gì Phật tử đón nhận được, những gì nhà Phật mang lại cho chúng sinh há chẳng đáng là kỷ lục hơn những kỷ lục vật chất hay sao? Rồi nay, ai dám vu khống đất nước này không có tự do tôn giáo? Đúng là tôn giáo đã phát triển đến mức kỷ lục!

Cần nói thêm là, tại sao ở  Việt Nam thời nay, rất nhiều thứ trong chùa chiền mà người Việt Nam chế tác và sở hữu cứ phải có chữ Hán?

 

Chú thích ảnh

 

 

1: Ba chiếc xe công vụ từ thủ đô đậu tại một quán nhậu Thịt dê – Cơm cháy… trên một con đường vào gần chùa. Ai dám chắc mấy người lái xe kia không uống rượu bia, và ai dám chắc họ không phải làm việc vào buổi chiều sau khi ăn trưa? Vậy mà luật Việt Nam cấm điều khiển xe có hơi men trong người.

 

 

2: Chùa còn chưa xây xong, đến năm 2015 mới khánh thành, sao đã vội mở lễ?

 

 

3: Chùa Việt Nam mà từ tượng cho đến linh vật toàn sao chép từ Trung Quốc. Thật khó trách người dân Việt Nam ngày nay vì ít ai biết được kiến trúc và nội tự thực sự của chùa Việt Nam.

 

 

4: Chùa chưa hoàn thiện, cỏ cây như đã chết!

 

 

5: Ai đó có thể cho tôi biết lý lịch của vị này ở Việt Nam cũng như truyền thuyết nhà Phật hay không? Chẳng lẽ cứ phải có chữ Hán thì mới chứng tỏ đúng tên ông ta? Vậy phiên âm để làm gì? Thêm nữa, cái sự bừa bãi của dân ta là cứ đặt tiền và xoa tay vào tượng cho bóng nhoáng, đen xì, nhìn mà khiếp! Thương cho vị này và nhiều vị khác cụt tay hoặc cụt ngón (một phần cũng bởi dân!).

 

 

6: Nếu nói đây là bối cảnh trong phim Trung Quốc, có lẽ ai cũng tin!

 

 

7: Tay vị này bị gẫy, hoặc là được ghép chứ không phải được tạc. Trông thật tội nghiệp!

 

 

8: Một biểu hiện khác của sự cẩu thả!

 

 

9: Hòm công đức có thể gặp bất cứ đâu. Tiền chùa thu về hẳn bộn lắm!

 

 

10: Người phụ nữ này đeo thẻ VIP của quan chức. Tôi đã chứng kiến chị lấy tay xoa tượng, nhưng tiếc là chụp hụt động tác này. Quan còn bừa bãi vậy, nói gì tới dân?

 

 

 

11: Một kỷ lục về $.

 

 

12: Người chụp ảnh này đã vi phạm quy định cấm chụp ảnh trong chùa (tất nhiên nhiều người khác cũng vậy), nhưng nếu thấy được đám quản lý ngồi phía sau biển cấm mới thấy hết sự hài hước!

 

 

13: Lại kỷ lục.

 

 

14: Công ty của anh Nguyễn Việt Tiến, “em” anh “Ba Dũng” thầu toàn bộ đại dự án.

 

 

15: Đặc trưng văn hóa nơi công cộng của Việt Nam và cả đơn vị tổ chức: Bẩn thỉu và bừa bãi!

 

 

16: Kỷ lục nữa. Người ta phải mất tiền mới được đặt cái tượng phật của mình vào những ô nhỏ trên tường đấy nhé! Mà có đến hàng nghìn ô chứ không ít. Làm kinh tế vụ này quá ổn!

 

 

17: Cái kỷ lục này nặng 100 tấn!

 

 

18: Cái này cũng vậy.

 

 

 

19: Kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.

 

 

20: Kỷ lục: “Pho tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”.

 

 

21: Kỷ lục: “Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam phá kỷ lục Việt Nam”.

 

 

22: Kỷ lục: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”.

 

 

23: Kỷ lục: “Đại lễ cung nghi Xá Lợi Phật lớn nhất do Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức”.

 

24: Theo thông báo của nhà nước, công trình sẽ khánh thành vào năm 2015. Hẳn nơi đây sẽ trở thành cơ sở kinh doanh tôn giáo lớn nhất Đông Nam Á (vậy là sẽ có thêm một kỷ lục)!

 

 

25: Đại lễ trong chùa thật hoành tráng, nhưng không thấy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chỉ thấy Ban Tuyên giáo tham gia? Đảng Cộng sản Việt Nam, sau hàng chục năm được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lê, thay vì tránh “thuốc phiện” thì lại dùng “thuốc phiện”!

 

 

26: Có bao nhiêu rừng nguyên sinh đã mất để lấy gỗ cho công trình này?

 

 

27: Nếu đặt hàng ông đồ này viết một câu đối bằng chữ Việt Nam, liệu ông ấy làm được không nhỉ?

 

 

28: Đúng là đại lễ, khắp nơi và nhiều thành phần, đặc biệt là xe công nhiều chứ không phải ít.

 

 

29: Cái cổng tam quan đẹp và hoành tráng thế mà lại treo cái băng-rôn chình ình ở đó (làm du khách muốn chụp một bức ảnh đẹp cũng khó), rồi phía trước cái cổng thì như cái chợ làng!

 

 

30: Cái bia này cực kỳ phản cảm về nhiều góc cạnh!

 

  1. Gọi là “Vườn cây doanh nhân 1000 năm” nhưng doanh nhân thực sự được mấy người? Hễ đứng đầu doanh nghiệp thì được gọi là doanh nhân?
  2. Phật tại tâm, đâu cần trần tục biết? Trên tấm bia này, chỉ cần khắc tên A, nhà B cho mỗi ông/bà góp tiền trồng cây nơi đây là đủ.
  3. Còn 5 năm (hoặc lâu hơn) nữa nơi đây mới khánh thành. Gắn một công trình đang dang dở với “1000 năm Hoa Lư – Thăng long” chẳng khác một sự ăn theo và chắp vá!

 

 

31 và 32: Phút thư giãn của sư (!)

 

 

33 và 34: Phút (…) của sư (!)

Theo bee.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *