Coi đi, bức hình này chụp một lễ hội ở bên Tàu hả?

1/ Coi đi, bức hình này chụp một lễ hội ở bên Tàu hả? Đó, chữ Hán to đùng! Tôi hỏi nhiều, rất nhiều người đâu ai biết mấy cột chữ đó nghĩa gì. Bởi vì chúng ta là người Việt với văn tự chính thức hiện nay là chữ Quốc ngữ, đâu dùng chữ Hán làm chi cho má nó khi.
(Té ra, có … hàng chữ Quốc ngữ nhỏ lí nhí, hệt như thân phận nhược tiểu, bày ra cho có; trong khi chữ Hán thì “hoành tráng”]

2/ Hồi xưa, còn dùng chữ Hán, là thứ văn tự không dễ viết dễ nhớ chút nào, đa phần dân Việt trong nước cũng bù trất. Chỉ có giới quan lại, thầy đồ mới biết. Gặp mấy chữ Hán là phải nhờ thầy đồ giải thích… bằng miệng, vì đâu có thứ chữ nào khác chữ Hán để ghi, thành thử ráng mà nhớ.
Mà cái nhớ của bà con dân quê thể nào cũng “tam sao thất bổn”, nghe tai này lọt qua tai kia, nhớ lõm bõm.

Thời nay chúng ta, may thay, có chữ Quốc ngữ để ghi âm. Tôi nhớ, trong một lần lễ hội chiến thắng Đống Đa có ghi một câu nổi tiếng của Quang Trung (hình đính kèm, bên dưới) đặng gợi không khí hồi xưa; ĐỒNG THỜI CÓ (PHẢI CÓ) BẢN CHỮ QUỐC NGỮ rõ rành: “Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Bá tánh đến dự hội, ai coi cũng hiểu, là nhờ bộ chữ Quốc ngữ!
Hơn nữa, chú ý, CHỮ QUỐC NGỮ phải được viết ở cỡ chữ LỚN HƠN chữ Hán.
Đây là ý thức TỰ TRỌNG khi khẳng định người Việt chúng ta đang có bộ chữ riêng – chữ Quốc ngữ (là chữ mà tôi đang viết đây, và quí bạn viết bình luận)!

3/ Trở lại cái hình chụp lễ hội thấy dắt trâu đi, quí bạn dòm thấy mấy cột chữ Hán (là thứ chữ thời nay bên Tàu đang dùng).
Chữ Quốc ngữ chỉ ghi lí nhí bên cạnh, cứ như đây là văn tự của một sắc tộc nhỏ dè dặt nằm ké đại-tự-Hán không bằng!

(Quí bạn biết, tỉ như, trên lãnh thổ VN vẫn có những sắc tộc có văn tự riêng, nhưng chữ Quốc ngữ vẫn là văn-tự-chính-thức => Thành thử khi ghi chữ Quốc ngữ lí nhí, chẳng khác nào chữ Hán trở thành văn-tự-chính-thức hay sao? )
———————————————–

Đọc tiếp kỳ 2: Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *