BẢN DỊCH KINH THÁNH ĐẠI KẾT (TOB) MỚI MUỐN DỊCH CHÍNH XÁC HƠN TỪ “JUIF” (DO THÁI)

Ngày 18/11/2010 đến, một bản dịch Kinh Thánh mới của TOB sẽ được xuất bản, trong đó, nó đặc biệt đề nghị một bản  dịch chính xác hơn từ ngữ Hy Lạp “ioudaioi” trong Phúc Âm Giăng, thường được xem như là một trong những nguồn gốc của việc bài Do Thái giáo của người Kitô hữu.

TOB, được khởi sự từ những năm 1960, là hoa trái hợp tác giữa Nhà Xuất bản Cerf và Hội Kinh Thánh Pháp Bibli’O. Nó là một trong những biểu tượng của Phong trào Đại kết, một bản dịch Kinh Thánh chung cho người Công giáo, Tin Lành và Chính Thống giáo.

Gs Gérard Billon, Giám đốc Ban Kinh Thánh Cơ đốc giáo Tin Mừng và Sự Sống, một trong những người duyệt xét lại bản dịch mới này, cho biết: “Những tiến bộ của việc đối thoại Do thái-Kitô giáo đã làm cho vấn đề này là không thể tránh được”. “Công việc này cho phép cất đi những hàm hồ đôi khi còn tồn tại trong cách đọc Kinh Thánh của chúng ta”.

Vả lại, từ năm 1985, 20 năm sau Tuyên ngôn Nostra aetate, Uỷ ban Quan hệ với Do Thái giáo đã phổ biến một thông cáo “đối với việc trình bày đúng đắn về những người Do Thái và Do Thái giáo trong việc giảng dạy và giáo lý của Giáo hội Cơ đốc giáo”, nhắc lại rằng “những gì đã bị mắc phạm trong suốt cuộc Thương Khó không thể được quy trách nhiệm mà không phân biệt cho tất cả những người Do Thái đang sống vào thời đó, lẫn cho các người Do Thái vào thời đại của chúng ta”.

Trên thực tế, Tân Ước, đặc biệt Phúc Âm Giăng – trong đó từ “juif” xuất hiện 68 lần –  đôi khi đã được làm rõ nét như là một trong những nguồn lịch sử bài Do Thái giáo của người Kitô hữu.

Cũng thế, trong trình thuật Thương Khó, chính từ ngữ “juif” đã luôn được dùng để chỉ những thực tại khác nhau, có thể để cho nghĩ rằng “dân tộc Do Thái” trong toàn bộ của nó chịu trách nhiệm về việc kết án Chúa Kitô đang khi mà đúng hơn đó là “những quyền bính của Giêrusalem” mới được khơi lên trong đoạn Phúc Âm này.

Đối với bà Andrée Thomas, người xuất bản của Cerf, mối nguy ngôn ngữ này đã được giúp cho dễ dàng bởi sự kiện rằng Phúc Âm Giăng – một trong những Phúc Âm được viết muộn hơn – đã được viết trong những năm 90, trên cơ sở những căng thẳng tôn giáo cực kỳ”: “Những người Do Thái và Kitô hữu đang tách lìa nhau, và những ai nhìn nhận Chúa Kitô như là Đấng Thiên Sai đều, lúc đó, bị trục xuất khỏi hội đường”.

Trong tiếng Pháp, từ “juif” chỉ có 2 nghĩa: tín đồ của đạo Do Thái hay con cháu của Jacob-Israël. Thế nhưng, từ Hy Lạp ioudaioi lại trình bày 2 nghĩa bổ túc: những người Giuđa (những cư dân vùng Giuđa và các quyền bính tư tế của Do Thái giáo thời đó).

Các chuyên viên của TOB sẽ xét xem nghĩa chính xác nhất trong 68 trường hợp đặt ra vấn đề trong Phúc Âm Giăng bằng cách đề nghị cho mỗi trường hợp từ tiếng Pháp tương đương thoả mãn nhất tuỳ theo khung cảnh.

Theo LM Francis Deniau, Giám mục Giáo phận Nevers, Chủ tịch Uỷ ban Quan hệ với Do Thái giáo của HĐGM Pháp, “điều đó có thể đóng góp vào việc đối thoại. Một số thái độ, một số ngôn ngữ có thể sinh ra thái độ bài Do Thái. Cần phải chú ý đến các từ ngữ mà ta dùng”.

Theo La-Croix

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *