Chí Phèo thời hiện đại

Chí Phèo thời hiện đại
Tết này các nông hộ uống rượu nhấm nháp rung đùi đọc “Chém theo chiều gió”, nhưng khổ nhất là Putin.  Đông về giá lạnh, lại nuôi 10 vạn quân vật vờ ngoài biên thuỳ mà gan dạ như lửa đốt.
Gốc rễ căng thẳng Nga-Ukraine và câu chuyện "ăn miếng trả miếng"
Putin đã triển khai hơn 100.000 quân và thiết bị hạng nặng ở biên giới Ukraine, nếu Putin phất quân tấn công, có lẽ chỉ trong một tuần chiếm gọn Ukraine. Nhưng nếu Mỹ tham chiến, tình hình lại hoàn toàn khác. Biden ngủ gật một mặt nói không tham chiến, một mặt lại bí mật đưa 4000 quân Mỹ vào Ukraine. Đây có phải cạm bẫy đặt ra cho Putin chăng? 4000 lính Mỹ liệu có chống trọi nổi 100.000 quân Nga không? Lão cho rằng, trong chiến tranh hiện đại, vũ khí là điều tiên quyết chứ không phải quân số. Vậy sức mạnh quân sự của Nga so với Mỹ như thế nào? Đây cũng là điều nhiều người muốn biết.
Trung Quốc trong mấy năm gần đây liên tục nhập khẩu vũ khí từ Nga, dân mạng Trung Quốc đa số cho rằng Putin “Đại đế” là hiện thân của kẻ mạnh, và thậm chí về khoa học công nghệ và sức mạnh quân sự của Nga dù không thể bắt kịp Hoa Kỳ, nhưng cũng gần bằng nhau. Theo lão, nếu so Nga với Mỹ thì cũng như so Campuchia với Việt Nam. Nếu oánh nhau, Campuchia liệu xơi nổi Việt Nam không?
Sự khác biệt thực sự lớn đến mức nào? Hãy lấy một cuộc đụng độ để phân tích. 
Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai hoặc Chiến tranh lưỡng Á, là một cuộc xung đột vũ trang ở khu vực Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia  từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2020. Trên thực tế, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giành quyền bá chủ trong khu vực. Nó cho chúng ta một cơ hội để tìm hiểu về cấp độ của các loại vũ khí do Nga sản xuất. Armenia có sự hỗ trợ hoàn toàn của Nga và hai nước thậm chí đã tổ chức các cuộc tập trận chung trước chiến tranh. Azerbaijan cũng chủ yếu là vũ khí do Nga sản xuất, nhưng lại có đại ca là Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau đã cung cấp cho nước này một số lượng lớn chiến đấu cơ TB2 không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Kết quả là, sau bốn mươi bốn ngày giao tranh đẫm máu, với 6.500 thương vong cho cả hai bên, Armenia đã phải chịu thất bại thảm hại và bị mất đi khu vực Nagorno-Karabakh đã giành được trong cuộc chiến 1988-1994.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, việc Azerbaijan sử dụng ồ ạt máy bay chiến đấu không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ là nhân tố chính dẫn đến chiến thắng, phá hủy số lượng lớn thiết bị quân sự trị giá 1 tỷ USD và vô số binh lính của Armenia. Trong khi đó, Armenia đã bắn một số lượng lớn tên lửa do Nga sản xuất, nhưng hoặc là bắn trượt mục tiêu hoặc tên lửa xịt, không nổ.
Bạn phải biết rằng máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ còn thua xa máy bay chiến đấu không người lái của Mỹ về công nghệ và sức mạnh. Đây chỉ là loại máy bay không người lái cỡ trung bình và giá cả phải chăng với các chức năng do thám và tấn công cơ bản, không thể so sánh được với máy bay không người lái cao cấp do Mỹ sản xuất. Một chiếc TB2 có giá 5 triệu đô la, trong khi MQ-9 Reaper, chiến đấu cơ không người lái  cấp thấp nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *