DẠY BÉ 2 TUỔI LỄ PHÉP

Bạn mong đợi gì ở bé 2 tuổi?

 Cố gắng tìm thái độ lễ phép ở bé 2 tuổi là vô ích. Bởi vì, các kỹ năng ngôn ngữ của bé đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, khi bạn nói đã đến giờ đi ngủ thì bé chưa biết nói “Mẹ ơi, con vẫn thích chơi với những chiếc xe tải của con và con tự hỏi liệu chúng ta có thể thương lượng để con chơi thêm 5 phút nữa được không?” nên bé sẽ phớt lờ bạn, lè lưỡi hoặc hét lên “Con ghét mẹ!” Điều này không có nghĩa là bé viện cớ – mà chỉ là bé còn nhỏ và bạn phải mất nhiều năm dạy dỗ nhất quán và cho bé thực hành các thói quen lễ phép.
Bạn có thể làm gì?
 
Biểu lộ thái độ lễ phép. Tiến sĩ tâm lý gia đình và là đồng tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues, ông Jerry Wyckoff cho rằng “Chúng ta không giới thiệu chung chung các kiểu lễ phép. Bạn đừng nhầm lẫn vì nền giáo dục của chúng ta đặt thái độ lễ phép đi kèm với sự sợ hãi ‘Tôi lễ phép với cha tôi bởi vì tôi biết ông ấy sẽ đánh tôi nếu tôi không ….’ Đó không phải là lễ phép – đó là sợ hãi.” Thay vì vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe. Bạn rất khó khăn khi kiên nhẫn nghe bé 2 tuổi nói, nhưng điều đó rất đáng giá. Ngồi xuống với bé, nhìn vào mắt bé và để bé biết rằng bạn thích nghe những điều bé nói. Đó là cách dạy bé lắng nghe bạn tốt nhất.
Dạy bé trả lời lịch sự. Dạy con bạn thể hiện sự quan tâm và lễ phép với người khác qua cách cư xử tốt. Ngay khi bé biết giao tiếp bằng lời, bé có thể học nói “Xin vui lòng” và “Cảm ơn”. Bạn hãy giải thích với bé rằng bạn sẽ muốn giúp bé hơn nếu bé lịch sự với bạn, và bạn không muốn giúp bé khi bé sai bảo bạn. Mặt khác, bạn lịch sự với bé sẽ tốt hơn là la mắng bé. Bạn hãy nói “xin vui lòng” và “cảm ơn” thường xuyên với con bạn (và với những người khác), và bé sẽ hiểu rằng đó là những câu nói thông thường trong giao tiếp ở gia đình và nơi công cộng.
Tránh phản ứng mạnh. Nếu con bạn đấm bạn hặc gọi bạn bằng một cái tên mà bạn không muốn thì đừng khó chịu (xét cho cùng, bạn biết là bạn không phải như cái tên mà bé gọi). Bé muốn khiêu khích bạn nên bé sẽ kéo dài bất cứ hành động nào khiến bạn khó chịu. Thay vì vậy, bạn hãy đối diện với bé và nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết “Chúng ta không đấm nhau và không nói những điều đó trong gia đình.” Sau đó hãy chỉ cho bé cách cư xử lễ phép “Khi con muốn mẹ chơi với con, con phải hỏi mẹ tế nhị. Con nói rằng ‘Mẹ ơi, con muốn bây giờ mẹ đọc cho con nghe câu chuyện này.”
Chờ đợi những ý kiến bất đồng. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như con cái của chúng ta luôn luôn vui vẻ tuân theo các yêu cầu của chúng ta, nhưng điều đó không phải là bản chất của con người. Bạn hãy cố gắng nhớ rằng khi con bạn không làm theo yêu cầu của bạn, thì không phải là bé đang cố gắng tỏ ra thiếu tôn trọng bạn – mà chỉ là bé có quan điểm khác với bạn.
Bạn hãy dạy bé rằng mọi việc sẽ ổn thoả hơn nếu bé không nói thiếu tôn trọng (“Mẹ chẳng bào giờ đưa con đi công viên cả, mẹ là người mẹ tồi!”) và thay vào đó là bé học cách yêu cầu (“Chúng ta có thể đi đến công viên sau khi đi mua thực phẩm được không?”) Khi các kỹ năng nói của con bạn hoàn thiện, bé sẽ có khả năng tự đặt ra những yêu cầu lịch sự đó; còn giờ đây, bạn hãy dạy bé bằng cách đưa ra các ví dụ.
Đặt ra những giới hạn. Theo chuyên gia giáo dục và là đồng tác giả của cuốn Positive Discipline for Preschoolers, ông Jane Nelson cho rằng “ Cách tốt nhất để dạy bé lễ phép là kỷ luật của bạn vừa mềm dẻo vừa nhất quán. Mềm mỏng để dạy con bạn lễ phép và kiên quyết để dạy con bạn cần làm những gì.” Do đó, nếu bé lăn ra ăn vạ trong siêu thị và các mẹo của bạn không có hiệu quả thì bạn cần phải làm gì? Chuyên gia Nelson khuyên rằng “Mềm mỏng nhưng kiên quyết mang bé ra xe, sau đó bạn ngồi và đọc tạp chí cho đến khi nào bé thôi không khóc nữa”. Sau đó, bạn có thể bình tĩnh nói với bé rằng: “Bây giờ con sẵn sàng để vào đó tiếp nhé”, sau đó quay lại siêu thị. Cuối cùng thì bé hiểu rằng bé giận dữ cũng không làm cho việc mua bán thực phẩm phải dừng lại.
Nói về cách cư xử thiếu tôn trọng. Đôi khi cách để kiểm soát thái độ thiếu tôn trọng tốt nhất là thảo luận với con bạn, sau khi cả bạn và bé đã bình tĩnh. Bạn có thể phê chuẩn cảm xúc của bé và nói với con bạn rằng “Con yêu, mẹ có thể nói là con đã rất buồn. Điều gì khiến con như vậy? Con phải giải quyết vấn đề đó như thế nào? Có cách nào lễ phép hơn để nói với mẹ là con đang cảm thấy như thế nào không?”
Theo chuyên gia Nelson, “Nếu con bạn biết rằng bạn thật sự muốn tìm hiểu suy nghĩ của bé, thì bé thường thảo luận với bạn. Và các bé có thể tâm sự với bạn khi bé 4 tuổi.”
Khen ngợi thái độ lễ phép. Tăng cường các hành động lịch sự tự phát càng nhiều càng tốt. Nhưng khi khen ngợi bé bạn phải khen ngợi chi tiết. Chúng ta thường khen bé là một ‘cậu bé giỏi’, một ‘cô bé ngoan’, ‘một việc tốt’. Thay vì vậy, bạn hãy nói rằng “Mẹ cảm ơn con vì con đã nói ‘xin vui lòng’ khi con muốn có một buổi chiêu đãi” hoặc “Mẹ cảm ơn con vì con đã gõ cửa trước khi vào phòng.” Hãy thẳng thắn, và con bạn sẽ sớm hiểu rằng các cố gắng của bé đáng giá và bạn đánh giá cao các cố gắng ấy.

Nguồn: Parent Center.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *