ĐỌC HIỂU SÁCH THÁNH DỄ NHƯ ĂN CƠM SƯỜN – SÁCH ÁP-ĐIA

Video tổng thời lượng 4:59 phút 🕎
📕 SÁCH ÁP-ĐIA
Sách Áp-đia đứng hàng thứ tư trong các tiên tri nhỏ. Sách nầy chỉ có một đoạn ngắn và là sách ngắn nhất kinh thánh . Sách nói tiên tri về việc hủy diệt thành Ê-đôm (Áp-đia 1:1-9). Nguyên nhân của sự hủy liệt ấy là vì Ê-đôm bỏ tình huyết mạch mà giữ thái độ cừu địch đối với con cháu Gia-cốp (câu 10-11); cũng nhắc nhở Ê-đôm chớ vội vui sướng vì thấy con cái Do-thái sầu khổ (câu 12-16), và dự ngôn về dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu và mở mang bờ cõi.
Không ai biết chắc niên hiệu của sách tiên tri nầy. Người ta thường cho là chép trong thời kỳ đế quốc Canh-đê, khi thành Giê-ru-sa-lem lần lượt phục tùng vua Ai-cập và vua Ba-by-lôn, rồi sau cùng bị vua Nê-bu-cát-nết-sa vây đánh và phá hủy tan tành, bắt dân cư làm phu tù. Điều nầy dựa theo những lời mô tả tai họa của Giu-đa (câu 10-16) và dựa vào lời nghiêm trách Ê-đôm của các tiên tri thời đó (Giê-rê-mi 49:7-22; Ê-xê-chiên 25:12-14; 35:1-).
Sách tiên tri nầy có lẽ được viết sớm hơn vì những lý do sau: (1) Vì không ngụ ý nói đến thành Giê-ru-sa-lem suy sụp, đền thờ bị đốt, tường lũy bị san phẳng, và thành phố bị phá hủy; (2) Cũng như Áp-đia, A-mốt đã lên án thái độ cừu địch của Ê-đôm hơn một thế kỷ trước khi người Canh-đê xâm lấn xứ Do-thái; (3) Tình hình lịch sử mà Áp-đia dự ngôn đó cũng đã thực hiện vào khoảng vua A-háp trị vì.
Tiến sĩ Scofield chú thích sách Áp-đia như sau: Nội dung sách nầy dường như chỉ định niên hiệu của chức vụ Áp-đia vào đời trị vì của hoàng hậu A-tha-li say máu (2Các vua 8:16-26). Nếu thật như thế, và nếu chức vụ của Giô-ên trong đời vua Giô-ách trị vì, thì theo niên đại, Áp-đia đứng đầu hàng các tiên tri chép sách và dùng mấy chữ “ngày của Đức Giê-hô-va” đầu tiên.
I. Sách chia làm bốn phần: (1) Ê-đôm bị hạ (câu 1-9); (2) Tội nặng nhứt của Ê-đôm (câu 10-14); (3) Đến “ngày của Đức Giê-hô-va”, Ngài sẽ phạt Ê-đôm (câu 15-16. Xem Ê-sai 34:1-17 và Ê-sai 63:1-6); (4) Ê-đôm sẽ thuộc vào nước tương lai của Đức Giê-hô-va (câu 17-21; xem Dân Số Ký 24:17-19).
II. Khoảng năm 900 BC, ông là quan gia tể của vua A-háp; ông rất kính sợ Chúa. Khi Giê-sa-bên diệt hết các Đấng tiên tri thì Áp-đia dám đem một trăm tiên tri của Chúa giấu trong hang Đức Chúa Trời và nuôi họ (Ma-thi-ơ 25:40; 1Các vua 18:3-16).
Nếu Áp-đia không có ảnh hưởng lớn trong triều không tin kính đó, thì chắc chắn vua A-háp đã giết đi.
Trong năm thứ ba có cơn đói kém rất lớn, A-háp sai Áp-đia đi khắp xứ để tìm các suối và khe, cứu ngựa và vua khỏi chết khát. Vua đi phía nầy, Áp-đia đi phía kia. Khi đi đường, bỗng nhiên Áp-đia gặp Ê-li ra đón mình. Kể từ khi nói tiên tri về hạn hán (1Các vua 17:1, 3) thì Ê-li đi mất, không ai biết ở đâu. Ê-li bảo Áp-đia phải cho vua biết sự hiện diện của mình, nhưng Áp-đia sợ, có ý từ chối, cuối cùng vì Ê-li nài nỉ nên ông chịu đi. Về sau không thấy chép gì nữa về Áp-đia, nhưng ông đã để lại cho chúng ta một gương về cách sống của người tin kính Chúa trong thuận cảnh cũng như trong nghịch cảnh (1Cô-rinh-tô 10:13; Ê-sai 27:3; 2Phi-e-rơ 1:5).
🕎Hình bóng giáo huấn :
Ê-sau (hay Ê-đôm làm hình bóng về người thiên nhiên của A-đam, người xác thịt, Bản Ngã (căn dục tính) . Sáng thế ký có những cặp anh em đặc biệt:
• Ca-in với A-bên
• Ích-ma-ên với Y-sác
• Ê-sau với Gia-cốp
Trong những cặp anh em nầy, A-bên, Y-sác, và Gia-cốp, là người thuộc linh, làm hình bóng về Cơ-đốc nhân với bản tánh được liên hiệp với Chúa Jêsus Christ. Còn Ca-in, Ích-ma-ên, và Ê-sau, làm hình bóng về người thiên nhiên, Bản Ngã, xác thịt
CA-IN – tấm lòng thiên nhiên nghịch với sự cứu rỗi. Đây là loại cấu trúc tôn giáo với những sinh tế thuộc về đất, bị rủa sả, không có con mắt hướng về Huyết Chiên Con .
ÍCH-MA-ÊN – là con người sanh ra theo xác thịt, đối kháng với đức tin (Gal. 4:9)
Ê-SAU – là con người bản ngã, khinh thường đời sống thuộc linh (Hêb. 12:16)
Ba cặp anh em nầy cho chúng ta bài học về sự thù nghịch của xác thịt với người thuộc về Chúa Jêsus Christ.
• Thù nghịch với sự cứu rỗi
• Thù nghịch với đời sống đức tin
• Thù nghịch với những điều thuộc về Thánh Linh.
Tuy nhiên, trong trường hợp Ê-sau là đặc biệt, vì qua Ê-sau, chúng ta thấy “Xác Thịt” – A-đam thiên nhiên ở trong dạng đẹp nhất . Ê-sau là sự tiến bộ của Ca-in và Ích-ma-ên.
Sáng. 25:25, Ê-sau được phân biệt với 2 đặc điểm: ĐỎ HỒNG và ĐẦY LÔNG. Cả hai đặc điểm đó nói lên cái đẹp và mạnh mẽ; một em bé dễ thương, kháu khỉnh, và một thanh niên đẹp trai. Đó là tính chất thu hút của “xác thịt’.
Nhưng sau đó chẳng bao lâu, cái đẹp đó bị hư hoại. Ê-sau là ‘hồng hào’ trở thành Ê-đôm – một người màu đỏ. Màu đỏ nầy là màu đỏ của:
• Con ngựa đỏ (Khải huyền 6:4)
• Con rồng đỏ (Khải huyền 12:3)
• Con thú đỏ (Khải huyền 17:3)
🌇Đón xem sách Giô-na nhé anh chị em.
📕Để đọc Kinh Thánh đầy đủ và nghiên cứu theo video mời anh em vào tải app kinh thánh đa ngôn ngữ về máy theo link này👇
Cầu xin Đấng Chúa Thần Thượng ĐẾ ban cho anh chị em Thần trí của mọi khôn ngoan và lòng thông sáng để anh chị em hiểu thấu LỜI SÁNG TẠO của Ngài , amen.
God Blessing
🛣Nguồn video Cơ Đốc Nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *