ĐỌC HIỂU SÁCH THÁNH DỄ NHƯ ĂN CƠM SƯỜN – SÁCH GIÔ-NA

Video tổng thời lượng 8:54 phút 🕎
📕 SÁCH GIÔ-NA
Theo sách 2 Vua 14:25 cho biết tiên tri Giô-na hoạt động ở phía bắc vương quốc Ít-ra-en, thời vua Jeroboam II, trị vì 786-746 BC. Vào thời đó thành phố Ni-ni-vê chưa là thủ đô của đế quốc New-Assyrian Empire; Ni-ni-vê chỉ là thủ đô của kể từ năm 705 BC đến 612 BC. Năm 612 BC là năm liên quân của người Babylon và Medes đến xâm lược Ni-ni-vê.
New-Assyrian Empire là đế quốc đã hủy diệt vương quốc Ít-ra-en phía bắc năm 721 BC và đánh cướp Jerusalem của vương quốc Giu-đa phía nam vào năm 701 BC. Do đó New-Assyrian Empire là kẻ thù của dân Do Thái lúc bấy giờ.
Trong bối cảnh như trên, theo nội dung sách Giô-na, thì Giô-na được ơn gọi của Đấng Chúa Thần sang thành Ni-ni-ve giảng đạo: “Có lời ĐỨC CHÚA TRỜI phán với ông Giô-na, con ông A-mít-tai, rằng: Hãy đứng dậy, đi đến Ni-ni-ve, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết rằng sự gian ác của chúng đã lên thấu tới Ta.”
Do Ni-ni-ve là kẻ thù của Ít-ra-en nên Giô-na không muốn đi. Giô-na tìm cách trốn Chúa bằng cách qua một xứ khác bằng thuyền. Khi thuyền đi trên biển, một cơn bão lớn xảy ra. Giô-na biết là vì ông nên Đấng Chúa Thần đã tạo ra cơn bão. Do đó, Giô-na bảo các thuỷ thủ trên thuyền hãy ném ông xuống biển để Đấng Chúa Thần cho bão ngừng. Khi bị ném xuống biển Giô-na bị một con cá lớn nuốt vào bụng. Ở trong bụng cá ba ngày ba đêm, Giô-na cầu nguyện xin Đấng Chúa Thần cứu thoát ông. Và Đấng Chúa Thần đã nhậm lời ông, cho con cá vào đất liền và nôn ông ra khỏi bụng nó.
Sau đó Giô-na đi đến Ni-ni-ve. Ông cảnh báo dân Ni-ni-vê phải hối cải, nếu không Ni-ni-vê sẽ bị tiêu hủy. Dân chúng Ni-ni-ve nghe theo ông nên Ni-ni-ve không bị Đấng Chúa Thần phá hủy vào thời điểm đó. Giô-na thấy Đấng Chúa Thần không phạt Ni-ni-ve nên ông buồn, vì Ni-ni-ve là kẻ thù của dân tộc ông. Đấng Chúa Thần nói với Giô-na là Người chăm sóc tất cả mọi dân tộc, chứ không phải chỉ chăm sóc dân Do thái, vốn là dân riêng của Đấng Chúa Thần .
Tiên tri Giô-na không phải là tác giả sách Giô-na.
Sách Giô-na do môt người khác viết vào khoảng cuối thế kỷ V trước Đấng Christ, thời hậu lưu đày ở Ba-by-lon. Chủ đề chính của sách là Thiên Chúa luôn luôn chăm sóc tất cả mọi dân tộc, nếu phạm tội nhưng biết ăn năn hối cải thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ.
Bố cục được đánh dấu bằng hai trình thuật về lệnh Thiên Chúa truyền cho Giô-na 1:1-3 và 3:1-4.
A. LẦN SAI ĐI THỨ NHẤT (1:1-2:11)
• Giô-na và các thuỷ thủ [Gn 1:1-16]:
• Giô-na nghe lệnh và đi trốn [Gn 1:1-3].
• Cơn bão, phản ứng của các thuỷ thủ và của Giô-na [Gn 1:4-16].
• Giô-na và con cá lớn [Gn 2:1-11]
• Con cá nuốt Giô-na vào bụng rồi mửa ông lên bờ theo lệnh Thiên Chúa [Gn 2:1.11].
• Lời cầu nguyện của Giô-na trong bụng cá [Gn 2:2-10].
B. LẦN SAI ĐI THỨ HAI ( 3:1-4:11)
• Dân thành Ni-ni-vê thống hối [Gn 3:1-10]:
• Hoạt động của ngôn sứ [Gn 3:1-4].
• Phản ứng của toàn thành phố [Gn 3:5-10].
• Ông Giô-na nổi giận và Thiên Chúa tìm cách hoán cải tâm hồn ông [Gn 4:1-11]:
• Ông Giô-na nổi giận và từ chối đối thoại với Thiên Chúa [Gn 4:1-5].
• Thiên Chúa cho ông một bài học thực tế và mời gọi ông suy nghĩ lại về thái độ khoan dung tha thứ của Thiên Chúa [Gn 4:6-11].
LỜI TIÊN TRI ỨNG NGHIỆM
Ba bài học rút ra từ lời Đấng Christ phán liên hệ với Giô-na:
1. Giô-na là hình ảnh về sự chết và sống lại của Đấng Christ : “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng [cá lớn] ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Ma-thi-ơ 12:40).
2. Giô-na vì thế là hình ảnh của sự cứu chuộc bởi ân điển : “Và biết quyền phép vô hạn của Ngài, đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào, y theo phép tối thượng của năng lực mình, mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại…” (Ê-phê-sô 1:19-20).
Sự phục sinh của Đấng Christ rồi sẽ được ứng dụng cho người tin Chúa :“Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình” (Ê-phê-sô 2:1).
Một lần nữa, chúng ta lại được dạy : “Nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống lại với Đấng Christ, (ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu) Và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại …trong Đức Chúa Jê-sus Christ” (Ê-phê-sô 2:5-6).
Các câu Kinh Thánh này cho thấy người chưa tin Chúa bị chết trong tội lỗi và phải được làm sống lại trong Đấng Christ. Kinh nghiệm chuyển đổi từ “sự chết sang sự sống” được liên kết và thêm năng lực qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ – và vì thế nó được thể hiện qua điều đã xảy ra cho Giô-na (xem Ma-thi-ơ 12:40).
3. Sự sống lại của Giô-na thế nên cũng là hình ảnh của báp-têm người tin Chúa bằng cách dìm mình xuống nước. Sách Rô-ma 6:3-4 chép : “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jê-sus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy, chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống lại trong đời mới thể ấy” (Rô-ma 6:3-4).
Bởi đức tin, người tin Chúa được dầm mình trong Đấng Christ, hiệp một với Đấng Christ qua sự chết và phục sinh của Ngài. Tiến sĩ MacArthur đã phát biểu chính xác rằng, “Phép báp-têm bằng nước chắc chắn thể hiện sự thật này…” (như đã trích, ghi chú về sách Rô-ma 6:3). Thế nên, kinh nghiệm hoán cải, được thể hiện qua phép báp-têm bằng nước, chỉ về sự chết và phục sinh của Đấng Christ, đã được biểu hiện qua Giô-na (xem Ma-thi-ơ 12:40) – và đang bây giờ Phép Báp-tem cứu anh em.
🌇Đón xem sách Mi-chê nhé anh chị em.
📕Để đọc Kinh Thánh đầy đủ và nghiên cứu theo video mời anh em vào tải app kinh thánh đa ngôn ngữ về máy theo link này👇
Cầu xin Đấng Chúa Thần Thượng ĐẾ ban cho anh chị em Thần trí của mọi khôn ngoan và lòng thông sáng để anh chị em hiểu thấu LỜI SÁNG TẠO của Ngài , amen.
God Blessing
🛣Nguồn video Cơ Đốc Nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *