KITÔ HỮU TRUNG QUỐC BỊ CẤM THAN DỰ ĐẠI HỘI TIN LÀNH THẾ GIỚI

LCV  – Bắc Kinh đã ngăn cấm một phái đoàn khoảng 200 tín đồ Tin Lành đi đến Cape Town (Nam Phi) để dự Đại hội Tin Lành Thế giới lần III về Rao Giảng Tin Mừng ở Lusanne, diễn ra cho đến 25-10. Họ đều là những giáo hội từ chối trở thành thành viên của Giáo hội Tin Lành Yêu nước, một tổ chức tôn giáo do nhà nuớc cầm đầu để quy tụ tất cả các giáo phái Tin Lành.

Theo tin cho biết, trong 2 tháng gần đây, công an đã cảnh báo họ đừng cố tham dự Đại hội này và nhiều người trong họ đã bị ngăn cản rời đi, ngay cả dù họ có chiếu khán hợp lệ đi Nam Phi, trong khi những người khác bị dùng vũ lực buộc từ phi trường quay về lại nhà. Một số tín đồ bị tịch thu hộ chiếu; một số khác bị đe doạ và bị canh giữ. Ít nhất một đại diện từ Nội Mông bị bắt giữ vì đã tổ chức những hoạt động tôn giáo “bất hợp pháp”.

Hôm qua, các đại biểu đã gửi một thư mở tố cáo “sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp” và xâm phạm tự do tôn giáo các công dân Trung Quốc”.

Julia Cameron, phụ trách quan hệ đối ngoại của Đại hội, nói rằng Bà đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích sự vắng mặt của các đại biểu người Trung Quốc này, nhưng không nhận được phúc đáp. Đây lẽ ra phải là lần đầu các giáo hội Trung Quốc tham dự một Đại hội Quốc tế kể từ 1949. Đại hội Lausanne được tổ chức lần đầu vào năm 1974 ở Thuỵ Sĩ, theo sáng kiến của Mục sư Billy Graham, là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Đạo Tin Lành gần đây. Đại hội lần II diễn ra ở Manila năm 1989. Cape Town chờ đợi hơn 2.000 lãnh đạo Tin Lành từ 200 quốc gia tham dự hội nghị, vốn sẽ thảo luận về mọi sự, từ việc rao giảng Tin Mừng cho đến đói nghèo, sự lây lan của AIDS và sự bách hại đạo.

Theo con số chính thức, có 23 triệu tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc, nhưng các chuyên gia tin rằng con số này phải trên 100 triệu, vì đa số các cộng đoàn này từ chối ghi danh với tổ chức Kitô giáo chính thức của nhà nước. Tổ chức này tẩy chay Đại hội, vì chỉ được mời với tư cách “quan sát viên”. Thực ra, các đại biểu phải gia nhập vào Công ước Lausanne 1974, tuyên ngôn thật sự của các tín hữu Tin Lành. Ngay ở Manila 1989, ghế dành cho 200 đại biểu Tin Lành Trung Quốc đã bỏ trống. Sau 21 năm, Trung Quốc vẫn lờ đi việc chấp thuận cho hàng chục triệu tín hữu Trung Quốc và ghế để dành vẫn trống. Giáo Hội Công giáo cũng đã có kinh nghiệm tương tự. Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI đã mời các giám mục Trung Quốc dự các Thượng Hội Đồng 1998 và 2006, nhưng trong cả 2 lần, chính quyền không cho phép họ đi.

(Nguồn truyenthongconggiao)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *