THOẢ THUẬN VỀ PHÉP RỬA TỘI GIỮA CÔNG GIÁO VÀ CẢI CÁCH: LỜ ĐI QUAN NGẠI CỦA VATICAN?

Một thoả thuận chung được đưa ra giữa HĐGM Hoa Kỳ và 4 cộng đồng Giáo hội Cải cách (Tin Lành) tỏ ra phớt lờ những quan ngại gần đây của Vatican về tính hiệu lực của phép rửa được ban bằng việc rảy (nước). Nảy sinh từ thần học của John Calvin, các cộng đồng Tin Lành này xuất hiện vào thề kỷ 16 và đôi khi ban phép rửa tôi bằng việc rảy hơn là nhúng chìm hoặc đổ nước. Việc thực hành ban phép rửa bằng rảy nước xuất hiện ở Tây phương vào thời Trung Cổ. Bộ Giáo Luật 1917 nhận định rằng phép rửa được ban một cách đúng đắn “hoặc qua việc xối nước hoặc qua nhúng chìm (trong nước) hoặc qua rảy nước” (§ 758). Các nhà thần học thời đó nhận định rằng khi nước chạm tới đầu và chảy xuống, thì phép rửa có hiệu lực. Làm cách khác, tính hiệu lực của phép rửa là đáng ngờ. Trong khi các  phép rửa được ban bằng xối nước theo nghi thức Công giáo chắc chắn có hiệu lực, thì phép rửa Tin Lành bằng xối nước lại bị cho là có hiệu lực ít chắc chắn hơn.

Có lẽ vì những quan ngại này, Phòng Thư ký về Xúc tiến Hợp nhất Kitô hữu năm 1967 đã cảnh báo về “nguy hiểm sự vô hiệu” của các phép rửa được ban bằng cách rảy nước. Phòng Thư ký này đã lưu ý trong sách Hướng dẫn Đại kết, giúp hướng dẫn các mối quan hệ với các Kitô hữu ngoài Công giáo cho 25 năm kế tiếp: “Phép rửa bằng nhúng chìm, xối nước hoặc rảy nước cùng với công thức Chúa Ba Ngôi tự nó là có hiệu lực”.

Tuy vậy, Văn kiện khuyến cáo ở chú thích cuối trang, rằng “liên quan đến tất cả các Kitô hữu, phải xét đến nguy hiểm của sự vô hiệu khi phép rửa được ban bằng rảy nước, nhất là cho nhiều người cùng một trật”.

Bộ Giáo Luật 1983 bỏ ra bất cứ lời nào nhắc tới phép rửa bằng rảy nước. Khoản 854 quy định: “Phép rửa phải được ban hoặc bằng nhúng chìm hoặc xối nước”. Năm 1993, HĐ Giáo hoàng về Xúc tiến Hợp nhất ra Danh Bạ đối với việc áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí về đại kết, loại bỏ và thay thế văn kiện 1967… Vòng thứ bảy của đối thoại chính thức giữa Công giáo và Tin Lành ở Hoa Kỳ, kết thúc ngày 8-10, đã đưa ra văn kiện này. “Những loại nước sinh động Này: Thoả thuận chung về việc công nhận phép rửa của nhau” (gọi tắt “The Living Waters – ND).

Tại Hội nghị tháng 11, HĐGM Hoa Kỳ sẽ quyết định có phê chuẩn thoả thuận chung về phép rửa này hay không. ĐHY Walter Kaspar, Chủ tịch HĐ Giáo hoàng về Xúc tiến Hợp nhất Kitô giáo năm 2002, là người đầu tiên đề nghị một thoả thuận chung như thế. Ngay cả sớm hơn, vào năm 1993, Hướng dẫn của HĐ Giáo hoàng về Xúc tiến Hợp nhất Kirô giáo về việc áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí về đại kết, đã nói: Rất khuyến khích đối thoại liên quan đến ý nghĩa và cử hành có hiệu lực phép rửa diễn ra giữa các thẩm quyền Công giáo và thẩm  quyền các giáo hội và những cộng đồng giáo hội khác ở cấp độ giáo phận hoặc HĐGM. Theo đó, nên có thể đi tới những tuyên bố chung qua đó họ bày tỏ sự công nhận phép rửa của nhau cũng như các thủ tục để xem xét những trường hợp xuất hiện nghi ngờ về tính hiệu lực của một phép rửa cá biệt.

Tuy nhiên, văn kiện “These Living Waters” này tỏ ra không đưa ra bất cứ những thủ tục nào để xem xét các trường hợp có nghi ngờ tính hiệu lực của một phép rửa cá biệt. Thêm nữa, “These Living Waters” không hề nhắc đến những quan ngại gần đây của HĐ Giáo hoàng về Xúc tiến Hợp nhất Kitô giáo về “nguy hiểm của sự vô hiệu” của những phép rửa được ban bằng việc rảy nước. Thay vào đó, những bên ký kết Công giáo và Tin Lành đã đồng ý với tuyên bố chung sau: Để một phép rửa được hiệu lực, nó phải được ban bởi một người nào được phép làm như thế, với việc dùng nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Một cách đặc thù, phép rửa được ban bởi một thừa tác viên được truyền chức hoặc linh mục, trong một buổi phụng tự, với việc sử dụng nước (hoặc nhúng người được rửa vào nước hoặc xối hay là rảy nước trên người nhận phép rửa) và theo lời Chúa Giêsu truyền dạy làm phép rửa cho muôn dân “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19).

Tiếp theo tuyên bố chung Công giáo – Tin Lành này, những người Công giáo ký vào tuyên bố nói thêm: “Phép rửa phải được ban với nước và nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, từ “sự gia nhập vào đời sống của Ba Ngôi Cực Thánh qua mang hình dạng Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô”, được biểu thị và ban hành trong bí tích này… Hình thức có ý nghĩa nhất của phép rửa là nhấn vào nước 3 lần – (nước này được thánh hiến bằng một lời cầu nguyện xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên nước này để ban ân sủng của Chúa con). Tuy vậy, việc xối nước cũng được chấp nhận”.

Nguồn TTCG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *