BIỆN GIÁO & TỬ ĐẠO

?Bài rất hay của Mr Hai Le từ Japan, anh em hãy đọc thật kỹ nhé✝️
Về sách Hội Đồng Tứ Giáo
Thời Lê Cảnh Hưng, Tịnh Đô vương Trịnh Sâm có bắt được hai đạo trưởng đạo Gia Tô nhốt lại, một người là Tây dương đạo trưởng Castaneda người Tây Ban Nha, người kia là An Nam đạo trưởng tên gọi Phạm Hiếu Liêm. Chú ruột của Trịnh Sâm là một ông quan lớn, có bà mẹ tên là bà Thượng Trân, vốn là người mến mộ đạo Gia Tô.
Ông quan này có hiếu với mẹ, nhưng không có theo đạo Gia Tô. Tuy vậy ông cũng tò mò muốn nghe coi các đạo trưởng đạo này giảng dạy điều chi, nên vời đạo trưởng Castaneda và ba vị thầy Nho, thầy pháp và thầy chùa đến để nghe các ông nói chuyện đạo với nhau suốt ba ngày ba đêm.
Đạo trưởng Castaneda chẳng những vững vàng đạo lý bản giáo mà còn hiểu biết tường tận về các đạo còn lại, nên trước mặt ông quan biện giáo hữu hiệu lắm thay. Sự vụ này được ghi trong sách Hội Đồng Tứ Giáo bằng chữ Nôm mà nhiều nơi còn giữ bổn gốc in lần đầu.
Ở đây trích lại một đoạn đạo trưởng Castaneda biện giáo với vị Nho sĩ. Không khí học thuật thật là vui lắm thay! Điều đáng nể là đạo trưởng người Tây nhưng hiểu thông sách vở Nho học hơn hẳn ông thầy Nho người An Nam!
Sau đó mẹ của ông Trịnh Sâm là bà Thái Tôn (danh hiệu đầy đủ là Thánh Từ Thái Tôn Thái Phi Trịnh Quốc mẫu, nhũ danh Nguyễn Thị Ngọc Diễm) cũng nghe danh hai đạo trưởng này giỏi, mới truyền tới gặp, câu đầu tiên bà hỏi hai đạo trưởng rằng nếu không theo đạo thì chết sẽ về đâu, đạo trưởng Castaneda liền mau mắn thưa rằng sẽ sa hỏa ngục. Chưa kịp nói gì thêm, bà Thái Tôn đã cả giận, không hỏi thêm gì nữa mà truyền Trịnh Sâm xử tử hai đạo trưởng lập tức. Hai ông bị giam cách ly rồi tới ngày 7 tháng 11 năm 1773 thì bị đem ra pháp trường Đồng Mơ xử tử. Vừa đi hai ông vừa hát kinh Salve Regina.
Hình 1: chân dung một Tây dương đạo trưởng tên Pierre Dumoulin-Borie Cao (1808 – 1838) lưu trữ tại Hội Thừa Sai Paris. Về niên đại và hình thức có lẽ không khác nhiều với đạo trưởng Castaneda
Hình 2: quang cảnh xử tử đạo trưởng Augustin Schoeffler Đông tại Sơn Tây ngày 1.05.1851. Bức tranh sơn dầu kích thước 89 x 129.5 cm, hiện trưng bày tại Hội Thừa Sai Paris, vẽ khoảng năm 1865.
Hình 3: sách Hội Đồng Tứ Giáo
—-
Trích sách Hội Đồng Tứ Giáo
Trước hết Nhu sĩ rằng:
– Trong đạo Nhu các sách thánh hiền hiệp một ý mà dạy rằng: Mọi sự thì bởi ngũ hành mà ra; mà khi ngũ hành chưa chia phân ra thì ở lộn làm một khí , gọi là Thái cực, như lời sách Tánh lý rằng: Thái cực động nhi sinh dương, tịnh nhi sinh âm, dương biến âm hiệp nhi sinh ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa , thổ, nghĩa là Thái cực, khi động thì sinh ra dương, khi lặng thì sinh ra âm; khí dương tan, khí âm hiệp mà sinh ra ngũ hành là kim, cây, nước, lửa, đất. Ấy vậy, cũng bởi một khí mà hoá sinh muôn vật như lời Trình tử rằng: Vạn vật chi thỉ bất quá tán tụ nhi dĩ, nghĩa là cội đầu muôn vật thì tại khí tan ra, rồi hiệp lại mà thôi. Bởi đó đạo Nhu lấy Thái cực làm đầu cội rễ mọi sự.
Tây sĩ rằng:
– Vốn giống khí không, nó động thì động mãi cho đến khi có sự gì khác ở ngoài nó mà ngăn cầm nó lại thì mới thôi động; mà khi nó an thì nó an mãi cho đến khi có sự gì ở ngoài nó mà day động nó thì nó mới động mà chớ. Vậy khi đầu hết có một khí Thái cực, thì Thái cực nhờ đí gì mà làm cho nó động khi nó đang an, cùng làm cho nó an đang khi động ? Vậy bởi tay ai, hay là phép ai phân hai khí ấy ra mà khiến định xây vần, thì nó mới có khi động khi lặng mà chớ. Bằng nó tự nhiên bởi một mình nó mà động lặng, thì chúng tôi chưa phục lẽ ấy.
Nhu sĩ rằng:
– Tự nhiên nhị khí chi đạo liền phân ra; nghĩa là tự nhiên phép hai khí ấy liền phân ra.
Tây sĩ rằng:
– Ông nói làm vậy cũng như nói rằng: An sinh ra động, động sinh ra an; lạnh sinh ra nóng, nóng sinh ra lạnh; trời sinh ra đất, đất sinh ra trời; ngày sinh ra đêm, đêm sinh ra ngày; cha sinh ra mẹ, mẹ sinh ra cha; như sách Kinh Dịch cũng có một nơi thể này rằng: “Khí âm làm mẹ khí dương, khí dương lại làm cha khí âm.” Nào có điều gì nghịch tai hơn nữa sao?
Nhu sĩ rằng:
– Nhị khí động tịnh thể ấy, vốn từ trước vô cùng, là hai khí động lặng thể ấy vốn từ xưa đến nay chẳng khi đừng.
Tây sĩ rằng:
– Ông là người Nhu, cách vật cùng lý, mà còn nói thể ấy, làm sao nghe cho đặng ? Vốn khí âm khí dương không có tri giác linh minh, lẽ nào mà nó động lặng mãi từ trước vô cùng cho đặng? Vì hễ vật gì không có tri giác, thì nó chẳng hề làm cho mình nó day động đặng; lại nó cũng không sinh ra mình nó đặng nữa; mà nó tự nhiên động lặng từ trước vô cùng làm sao đặng ? Nói làm vậy có phải lẽ và nghe đặng chăng ?
Thày Pháp giải câu ấy rằng:
– Sách bên chúng tôi có nhiều lẽ rõ ràng lắm; Tây sĩ muốn biết cội rễ muôn vật, thì đã tóm lại trong một câu thánh Thái Thượng truyền rằng: “Đạo sinh nhât, nhứt sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vô hư tự nhiên chi đại đạo, nghĩa là, lẽ tự nhiên sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra muôn vật, tự nhiên hư không là đạo cả.
Tây sĩ rằng:
– Chữ “Đạo” ở đầu câu ấy là đí gì ? Vì chữ “Đạo” là cái chữ không, chẳng phải là vật hằng có mà ở một mình sao đặng ? Phải có người hay là giống gì khác, thì mới có “Đạo” ấy đặng, cho nên chữ rằng: Thiên địa vạn vật chi đạo, là, lẽ phải thuộc về trời đất muôn vật. -Lại rằng: Đạo sinh nhứt, nhứt ấy là đí gì ? Nhứt là người hay là loài khác ? cũng chẳng có lẽ mà có nhứt không một mình đặng nữa. -Cùng rằng: Hư vô đại đạo. Vốn thiên hạ xưa nay đã hiểu chữ hư vô là trống không mọi đàng, mà còn làm đặng đạo cả làm sao ? Kìa thày hãy xem cái lều bốn cột, tuy là việc nhỏ mọn, cũng phải có kẻ làm mới có; chưa hề thấy cái lều nào bởi tự nhiên hư không mà dựng nên đặng; phương chi trời đất muôn vật, là việc cả thể dường ấy ! Như rằng: Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Ba ấy là giống gì ? làm cách nào mà sinh muôn vật ? Nói càng ngang làm vậy, có phải lẽ mà nghe đặng chăng ? Ấy bên đạo thày Pháp cứ chỉ tiếng lấy hư vô tự nhiên làm Đấng cội rễ mọi sự, thì chúng tôi mới chịu.
(…)
Nhu sĩ rằng:
– Ai chẳng tin mặc ai; ba ta cứ lẽ đã chép trong sách đạo ta mà nói rồi thì thôi; nào có phải lời riêng chúng tôi mà cãi ? Bây giờ bên đạo Tây sĩ giải câu ấy làm sao?
Tây sĩ giải thể này:
– Trong sách Kinh chúng tôi có lời rằng: “Thuở đầu hết, không trời, không đất, không thần, không người, không vật gì , có một Đấng tự hữu, thiêng liêng hằng sống, tự phước, tự đức, rất trọng lành, rất công bình, rất nhơn từ, rất phép tắc, là Đức Chúa Trời thật. Người phán một lời liền có trời, đất, thần, người, cùng muôn vật; Người chẳng lao tâm, lao lực, cùng chẳng dùng giống chi mà dựng nên, một dùng phép tắc vô cùng mà chớ”. Dầu mà muốn dựng nên mọi sự trong một giây, cũng đặng; song bởi có ý mầu nhiệm, Người đã dựng nên mọi sự trong sáu ngày, mà ngày sau hết, là ngày thứ sáu, mới dựng nên loài người ta. -Trước dựng nên người nam, đặt tên là Adong; lại dựng nên một người nữ, đặt tên là Evà để sanh sản con cháu, cùng làm tổ tông hết cả loài người ta cho đến đời đời. Cho nên dầu ai ai ở khắp đông tây nam bắc, cũng bởi một cội rễ là ông bà ấy, mà ra thảy thảy; cho nên trong sách rằng: Tứ hải chi nội giai huynh đệ dã, nghĩa là: người trong bốn biển là anh em với nhau cả, vì là bởi một nguơn tổ (nguyên tổ) mà sinh ra. Từ Thiên Chúa tạo thiên lập địa cho đến rày kể đã hầu sáu ngàn năm. Bấy nhiêu sự đã kể tỏ tường trong Tây Sử, gọi là sách Sấm Truyền, rày còn có chứng rõ ràng đó.
Nhu sĩ rằng:
– Bấy nhiêu chuyện thày nói, cũng là sự lạ lùng bày đặt mà chớ; vì trời đất đều tại lý khí gày nên tự nhiên nhi nhiên, mà có ai sanh ra đâu ? Thiên Chúa ấy là Chúa riêng nước phô thày, đừng khoe đều ấy bên phương đông này làm chi. Vì nếu có phải là Chúa chung cả và thiên hạ vạn dân, thì người ta cũng biết. Nhơn sao từ xưa đến nay, chẳng những là chẳng có ai thấy Chúa bao giờ, mà lại trong sách Nhu các đấng thánh hiền đã truyền, chẳng hề có thấy nói đến Thiên Chúa bao giờ sốt, thì làm sao ? Ấy chẳng phải là đều bày đặt mà phỉnh phờ người ta sao ?
Tây sĩ rằng:
– Thày nói trời đất đều tại lý khí gày nên tự nhiên nhi nhiên, thì sao trong sách Khổng tử Gia Ngữ rằng: Chúa Thiên địa dĩ sanh vạn vật là Chúa trời đất sinh muôn vật ? Lại trong sách Tiểu học Cao ly cũng rằng: Thiên Chúa sanh thiên sanh địa sanh nhơn nghĩa là Chúa Trời sinh trời sinh đất sinh người. Ấy bấy nhiêu lời trong sách chỉ đí gì ? Chẳng chỉ tỏ tường có Chúa sinh nên trời đất muôn vật sao ? –Thử xem thợ kia lấy gỗ làm nhà thì đặng thật, song gỗ tạo lấy gỗ làm nhà một mình, chẳng có nhờ tay thợ nào sốt, đều ấy xưa nay đã có ai nghe thấy bao giờ chăng ? Huống chi nói lý khí không, bởi một sức nó mà gày dựng trời đất. cũng như nói rằng : Dương sanh âm, âm sanh dương, là trời sanh đất, đất sanh trời, nói làm vậy, thì chẳng nghịch lý lắm sao ? Chữ rằng: Thiên phúc địa tải, là trời che đất chở; vì trời là nhà, đất là nền. Hễ có nhà thì có chủ nhà, có trời đất thì có Chúa trời đất, mới hợp lẽ mà chớ. – Lại chữ rằng: Vật bất tự thành, nghĩa là, mỗi một vật chẳng sinh nên mình đặng. Kìa như cái cối xay kia, tuy là vật nhỏ mọn, nếu chẳng nhờ tay người ta làm, thì có đời nào mà nó quay đặng ? Phương chi mọi việc trong trời đất, đã có luật phép lớp lang thứ tự; nếu chẳng có Đấng nào phép tắc gày dựng, cai trị, sửa sang, làm sao đặng. Vậy nếu nói tự nhiên mà có làm vậy, ắt là chẳng suy cho cùng lẽ mà chớ. Kìa ta xem thấy mặt trời cao hơn mặt trăng, mặt trăng cao hơn khí, khí nổi trên đất, nước chảy quanh đất, đất theo bốn mùa mà sinh ra hoa quả thảo mộc: nước thì nuôi tôm cá, khí thì nuôi muông chim; mặt trời soi sáng ban ngày, mặt trăng soi sáng ban đêm; các từng trời xây đi vần lại, phân làm đêm ngày, có khi nắng, khi mưa, khi gió, cùng làm sấm sét bão bùng, có bốn mùa tám tiết, xuân hè thu đông; đất trổ sinh hoa quả thảo mộc cho người ta dùng. – Nếu không có Đấng khôn khéo cầm quờn ra máy nhiệm, thì sao khiến đặng trời xây đi vần lại ? Sao hay khiến đặng bốn mùa thay đổi, mà chẳng lỗi thì tiết sao đặng ? Các đều làm vậy, nào phải là tự nhiên nhi nhiên sao ? Nói vậy, ắt là ông suy chưa đủ lẽ mà chớ. Bằng sự ông nói: Nếu có Chúa, thì sao xưa nay chưa hề có ai xem thấy” thì phải biết, Thiên Chúa là đấng thuần thần, vô hình, vô tượng, vô thinh, vô xú, nghĩa là Đấng thiêng liêng, không hình không tượng, không tiếng không mùi, mà con mắt xác thịt xem thấy sao đặng? mà con mắt xác thịt xem thấy sao đặng ? Cũng như khi người ta nói ma quỉ cùng linh hồn; mà mỗi người mỗi có linh hồn trong xác, mà ông đã thấy ma quỉ cùng linh hồn chưa ? Hay là bởi chẳng xem thấy thì chẳng tin có ma quỉ, chẳng tin có linh hồn chăng ? Lại cũng có sự chẳng phải thiêng liêng, mà người ta xem chẳng thấy, như gió, khi gió động cây cối, nào ai đã thấy hình gió thể nào ? Chữ rằng: “Cứ lý, bất khả cứ mục”, là phải cứ lẽ mà xét, đừng cứ theo con mắt mà thôi. Còn đều sau hết ông nói rằng: “Xưa nay trong các sách chẳng thấy có nói đến tên Thiên Chúa chỗ nào sốt”; ấy ông thường đọc sách luôn, mà nói chẳng thấy làm sao ? Kìa đời Hán, Võ Đế mạng Mật Đê tác vị kim nhơn dĩ tế Thiên Chúa; kì hậu hữu tự Thiên Chúa ư thiên trai, nghĩa là, đời Hán, vua Võ Đế dạy người Mật Đê làm người vàng mà tế Thiên Chúa; đến sau lại làm lễ càu cùng Thiên Chúa trên trời thanh; mà tên Thiên Chúa là như tên Thượng Đế, vì cùng một nghĩa là Vua trên trời. Kìa sách Kinh Thơ rằng: Duy Hoàng Thượng Đế giáng trung vu hạ dân, là, có một vua cả trên trời ban đạo lành cho dân dưới thế. – Lại châu thơ rằng: Khắc tướng Thượng Đế sủng tuy tứ phương, nghĩa là, đặng giúp vua trời an vỗ bốn phương. – Lại trong Kinh Thi Đại Nhã rằng: Thượng Đế lâm nhữ, là, Vua trên trời đoái đến mày . – Trong Kinh Thi, thiên Chấp Cạnh rằng : Thượng Đế thị Hoàng, nghĩa là, Thượng đế là vua cả trên trời. – Lại sách Kinh thi thiên Đãng rằng: Đãng đãng Thượng Đế hạ dân chi bích, nghĩa là, Thượng Đế rất cao trọng là vua dân dưới thế. – Lại trong thiên Thần Công rằng: Chiêu Minh Thượng Đế ngật dựng khương niên, nghĩa là, Thượng Đế là đấng cao sáng, ban cho thiên hạ đặng mùa. – Ấy Thượng Đế là ai, có phải là âm dương hai khí không tri giác chăng ? Thật là đấng thiêng liêng sáng láng thông biết mọi sự làm vua trên trời dưới đất, cai quản hết thiên hạ, xuống phước cho kẻ làm lành, xuống họa cho kẻ làm dữ. Ấy sách nhà Nhu gọi rằng: Thượng Đế, thì cũng như trong sách đạo chúng tôi gọi rằng Đức Chúa Trời. Tại người đọc ngoài miệng mà không xét trong lòng nên mới nói rằng: Không thấy tên Thiên Chúa mà chớ. Song những người tri lý, nào có nên lấy lẽ xưng tên khác mà nói rằng không thấy nói đến tên Thiên Chúa trong sách nào ? Vì tuy xưng tên khác mà nghĩa lý cũng vậy. Như trong các kinh sử bên Đại Tây chẳng thấy tên vua Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn thì các người tri lý bên ấy chẳng tin có vua Phục Hy, Thần Nông, Hùynh Đế, Nghiêu, Thuấn sao ? Vì hễ những đều có thật, dầu mắt ta không xem thấy mặc lòng, thì cũng phải tin là có thật mà chớ.
Mời anh em vào Link facebook gốc của Mr Hai Le và bài của Dòng Đa Minh ở dưới phần bình luận luận ?
Tạ ơn Chúa đã giúp chúng ta nhìn rõ hơn về các thánh Tử đạo chỉ vì Công Bố chân lý Phúc âm cách chân chính!
God Blessing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *