GIẢI NOBEL THUỘC VỀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NIỀM TIN TÔN GIÁO

Từ 1901 cho đến năm 2021 có 975 người & tổ chức nhận giải Nobel: 88,4 % THUỘC VỀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NIỀM TIN TÔN GIÁO 11,6% LÀ “KHÔNG TÔN GIÁO”
/1/ Cái “lý luận” được tuyên truyền rằng “khoa học không tương thích với tôn giáo” (?), kỳ thực, là một ảo giác tự gây mê và tìm cách gây mụ mị tâm trí người khác…. Trong thực tế về giải Nobel (Vật lý, Hóa học, Sinh-Y học, Kinh tế, Văn chương, Hòa bình), minh chứng cho sức sáng tạo phục vụ nhân sinh, té ra số người không tôn giáo (non-religious) chỉ chiếm 11,6% mà thôi!
* CHRISTIANITY (Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo…), diễn nôm là ĐẠO CHÚA: chiếm đến 65,7 % số người nhận giải Nobel.
* JUDAISIM, tức DO THÁI GIÁO: 20% số người nhận giải Nobel.
* MUSLIM (ở VN quen gọi là “Hồi giáo”): có 13 người nhận giải Nobel, chiếm 1,4%.
* BUDDHISM, tức Đạo Phật: có 7 người nhận giải Nobel, chiếm 1,3%.
=> Tổng cộng các tôn giáo chiếm đến 88,4%.
/2/ Những người xác định thuộc về ĐẠO CHÚA (tín niệm vào Chúa Jesus Christ) chiếm 78.3% giải Nobel Hòa bình, 72.5% giải Nobel Hóa học, 65.3% Nobel Vật lý, 62% Nobel Y học, 54% Nobel Kinh tế, 49.5% giải Nobel Văn chương.
Trong đó có thể kể đến Mẹ Teresa Calcutta, Nobel Hòa bình năm 1979 (hình hàng trên, trái);
nhà văn Hermann Hesse Nobel Văn chương năm 1946 (hình hàng trên, phải) – ở VN từng biết đến một tác phẩm của ông là “Câu chuyện dòng sông” viết về Tất Đạt Đa (Phật Thích Ca Mâu Ni), được ông viết vào thuở trung niên.
Sau đó, trên hành trình tâm thức, ông còn viết nhiều cuốn nữa như tiểu thuyết về Francisoc d’Assissi (Phan-xi-cô Nghèo khó).
Hermann Hesse luôn xác định nền tảng Đức tin của ông trong tư cách của một Cơ Đốc nhân (Christian)!
Hoặc như nhà bác học Werner Heisenberg nổi tiếng về cơ học lượng tử, Nobel Vật lý năm 1932 (hình hàng dưới bên trái); nhà bác học Victor Francis Hess với công trình về bức xạ vũ trụ, Nobel Vật lý năm 1936 (hình hàng dưới, giữa) – trong khảo luận ‘Đức tin của tôi” (“My Faith”), ông viết về mối liên quan giữa khoa học và tôn giáo.
Còn có thể kể đến một nhà văn rất quen thuộc với độc giả VN là Aleksandr Solzhenitsyn, Nobel Văn chương 1970 (hình hàng dưới, phải) với tiểu thuyết “Tầng đầu địa ngục”, “Quần đảo Gulak”… Ông là tín đồ Chính thống giáo (cũng thuộc Christianity).
Hoặc nhà văn Ernest Hemingway, nổi tiếng với “Ngư ông và biển cả”, “Chuông nguyện hồn ai”, Nobel Văn chương 1954: từ một người thiên tả, ông đã chuyển sang theo Công giáo.
Nhà văn Gabriel García Márquez nổi tiếng với “Trăm năm cô đơn, Nobel Văn chương 1982, ông là tín đồ Công giáo.
* Mời đọc bài “TINH HOA & NỀN TẢNG”: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1318714701895840

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *