LUẬT TỰ NHIÊN MÀ KHÔNG TỰ NHIÊN?

Luật tự nhiên gặp khó khăn trong thế giới hiện đại. Jeremy Bentham (1748-1832) đã trách các nhà lý thuyết về luật tự nhiên trong thời mình vì thúc đẩy “ý kiến và lời khen cá nhân” như tiêu chuẩn của cái đúng và sai. Ông đưa ra thuyết vị lợi (utilitarianism) như cái thay thế, các bản này dẫn đầu trong các môn học hiện đại ở đại học về lý thuyết luân lý. Immanuel Kant (1724-1804), không thoả mãn với thuyết vị lợi và chuyển sang “cuộc cách mạng Copernic” (Copernic là nhà thiên văn người Ba Lan) về đạo đức và siêu hình học, đã phát triển một cách thay thế chủ quan đối với luật tự nhiên: “Act only on that maxim whereby thou canst at the same time will that it should become a universal law”. Kant ước đoán rằng nếu chúng ta chỉ ngồi xuống và cân nhắc xem có cần ai đó làm điều chúng ta dự định hay không, không hề tự mâu thuẫn, chúng ta sẽ có lời hướng dẫn chắc chắn về cái đúng và cái sai.

Điều này được gọi là “lý thuyết phổ thông hoá” mà hậu duệ của Kant không tin. Chẳng hạn như G.W.F. Hegel (1770-1831), tranh luận rằng với phương pháp của Kant, người ta có thể bào chữa cho một chế độ hoặc một hệ thống riêng mà không tự mâu thuẫn. Mới đây Henry Veatch cho thấy thế nào là lý thuyết Đức quốc xã, họ cố gắng “phổ thông hoá” chủ thuyết của mình, “Tôi nên loại bỏ hết người Do Thái” có thể biện minh cho nó bằng cách cẩn thận diễn tả cách khác là “trắc nghiệm” luân lý.

Ngược với luật tự nhiên vẫn tiếp tục trong thời đại chúng ta. Tạp chí First Things cố gắng bảo vệ “các nguyên lý đầu tiên vì quyền hướng dẫn cuộc sống công cộng” đã công bố “Bản chất Ước muốn” của Paul Griffiths, điều này đã tấn công luật tự nhiên về cơ bản của số vô cực về các ước muốn không thể nhận thấy, như được dẫn chứng trong vỡ kịch của Shakespeare và văn chương khác. J. Budziszewski đã viết “Luật Tự nhiên, được thăm lại” trên cùng một tạp chí và, ngoài bản tham khảo ngắn gọn đối với luật tự nhiên điều khiển sự sinh sản, đã im lặng về bất kỳ bản đặc iệt nào hoặc lý thuyết nào. Ngay cả Hadley Arkes, cuốn sách First Things của ông đã gợi hứng lập một tạp chí với tên gọi đó, dành một chương trong cuốn sách mới đây của ông, đó là cuốn Constitutional Illusions and Anchoring Truths: the Touchstone of the Natural Law, đối với luật tự nhiên, trong đó ông chối bỏ bất kỳ mối quan tâm nào trong bất kỳ “lý thuyết” nào về luật tự nhiên và hướng về phương pháp “không phổ cập hoá” (universalizability) của Kant.

Arkes đưa ra cách phân tích thông minh về cách áp dụng lý thuyết hợp pháp như ex post facto và “sự kiềm chế ưu tiên” và đưa ra các vi phạm hiển nhiên về luật không tự mâu thuẫn trong các trường hợp đặc biệt như Lochner, cái được các học giả hợp pháp như chính ông coi là cột mốc quan trọng, và “Pentagon Papers” được xuất bản thời Tổng thống Nixon. Nhưng sự thấu hiểu hiến pháp quan trọng như vậy không là luật tự nhiên truyền thống được tán thành bởi những người như Cicero, Thánh Thomas Aquinas, các học giả Công giáo cuối thời Trung Cổ, và thậm chí cả các xướng ngôn viện Tin lành như Grotius, Cumberland, và Pufendorf.

Nhiều mối không quan tâm đương thời trong luật tự nhiên truyền thống có thể lần theo dấu vết từ David Hume (1711-1776), người đã cảnh báo “bắt nguồn cái PHẢI từ cái LÀ” trong tác phẩm về đạo đức của ông, nói cách khác, đặt nền tảng quy tắc luân lý trên tình trạng thật của sự việc. Trong cuốn sách của tôi là cuốn Natural Law: An Introduction and Reexamination, xuất bản năm 2004, tranh luận rằng Hume đã hiểu lầm nhiều. Và chính Hume, trong lý thuyết luân lý mà ông đã đúc kết, rút ra những cái PHẢI cơ bản của con người từ các xu hướng và tình cảm, những thứ mà chắc chắn làm rõ nghĩa như một cái LÀ. Linh mục Frederick Copleston, S.J., nổi tiếng với bộ sách 9 cuốn History of Philosophy, đề nghị rằng chính Hume nên được phân loại là triết gia “luật tự nhiên”.

Nhưng các nhà luân lý đương thời e sợ sự nhạo báng đối với vẻ bề ngoài của việc rút ra các lý thuyết từ một vật gì đó hiện hữu (và dần dần nổi lên nhờ sự tiến hoá sinh học) như “bản chất con người” có xu hướng nhìn vào chính “tính hợp lý”, trong nhiều chiêu bài, như nguồn gốc luân lý. Như vậy các nhà lý thuyết về “luật tự nhiên mới”, như John Finnis và Germain Grisez, đã chú thích về sự bảo vệ chắc chắn của Đức cố GH Phaolô VI trong “cơn bão lửa” chối bỏ theo tông huấn của ngài về việc tránh thai, đề xuất một lý thuyết “không trừu tượng” tuỳ vào các giá trị cơ bản nào đó “hiển nhiên” của con người – kể cả kiến thức, cuộc sống, vui đùa, kinh nghiệm về thẩm mỹ, tính xã hội (tình bạn), tính hợp lý thực tế, tôn giáo, và việc theo đuổi các vấn đề nền tảng.

Nhưng tôi bắt đầu nghi ngờ cái gọi là “sự hiển nhiên” của các giá trị này khi tôi đọc chứng cớ dài dòng và rối beng trong cuốn Natural Law and Natural Rights của Finnis cho rằng giá trị kiến thức là hiển nhiên. Sự hiển nhiên mà ông nghĩ lại không là loại thuộc trực giác (intuitive kind). Tôi và các triết gia khác kết luận rằng lý thuyết luật tự nhiên này là thú vị và có thể hợp lý, nhưng đó không là một lý thuyết luật tự nhiên dựa trên những cái đã định sẵn của bản chất con người.

Thánh Thomas Aquinas, Tiến sĩ Hội Thánh, người đã sống trước các giới hạn của Hume về cái LÀ và cái PHẢI, đã dám ra ngoài các nguyên tắc trừu tượng, “làm điều thiện và tránh điều ác” để chỉ ra 3 cái PHẢI đặc trưng được rút ra từ các xu hướng và các ham muốn theo bản năng con người. (Bộ ba khái niệm này không là nguồn gốc với Thánh Thomas Aquinas, nhưng xuất hiện ở Cicero, nhà luật học của Rôma, các học giả tiền bối và hậu duệ của Thánh Thomas Aquinas, và thậm chí ở Montesquieu vào cuối thế kỷ 18).

Khái niệm quan trọng nhất là thật, như các nhà luân lý đương thời vẫn duy trì, để hành động hợp lý. Nhưng với Thánh Thomas Aquinas, sự hợp lý không chỉ là tránh tự mâu thuẫn (self-contradiction), ngài còn chỉ ra 2 cách biểu lộ cần thiết và đặc biệt của tính hợp lý: 1) Về lý thuyết, luôn luôn theo đuổi chân lý, và 2) Về thực tế, góp phần vào sự hài hoà xã hội và cộng đồng. Khái niệm thứ hai, cả con người và động vật đều có kinh nghiệm, là để sản sinh và chăm sóc con cái; dĩ nhiên con người cần thời gian nuôi dưỡng lâu hơn. Và khái niệm thứ ba là cái được gọi theo cách nói chung là “luật bản năng tự bảo toàn” (law of self-preservation).

Các luật tự nhiên này cũng là quyền. Bổn phận tìm kiếm chân lý ngụ ý quyền đối với chân lý, và chắc chắn có liên quan một quyền đối với thông tin cần thiết và giáo dục; nhiệm vụ góp phần vào sự hài hoà cộng đồng ngụ ý quyền làm việc đối với sự kết thúc – quyền ngụ ý chính trị; nhiệm vụ chăm sóc con cái (Thánh Thomas Aquinas cân nhắc điều này là tranh luận chính đối nghịch với việc phá thai, không là “quyền sống” tổng quát) ngụ ý quyền sinh sản (không là sự đảo ngược hiện đại kỳ quái của “quyền sinh sản”); và nhiệm vụ của bản năng tự bảo toàn ngụ ý quyền về bản năng tự bảo toàn (ngụ ý quyền đối với việc duy trì sự sống thể lý cần thiết).

Dù các triết gia Công giáo và Tin lành đã đồng ý về luật tự nhiên, một số triết gia Tin lành, như Karl Barth, thấy đó là không thân thiện (inimical) đối với tính ưu việt của Phúc Âm Kitô giáo. Sự phản ứng đối với lý thuyết luật tự nhiên truyền thống vẫn xảy ra trong các triết gia Tin lành. Hợp tuyển của Tin lành Luther về luật tự nhiên cho rằng điều đó không liên quan luật tự nhiên của Thánh Thomas (Thomistic version of natural law): “Không nhà tư tưởng đương đại nào quan tâm thuở nguyên sơ vụng về của luật tự nhiên được nối kết với các nền tảng trừu tượng đặc biệt trong sự tổng hợp của Thánh Thomas và Aristote” (Thomistic-Aristotelian synthesis).

Lý thuyết của Thánh Thomas về luật tự nhiên có 3 tiến bộ quan trọng đối với sự hoá thân (avatars): 1) Nó dựa trên thực tế của bản chất con người, về sự thôi thúc cơ bản mà cả nhân loại chia sẻ; 2) Nó liên kết với quyền tự nhiên, như “mặt trái của đồng tiền”; và 3) Nó đưa ra hướng dẫn đặc biệt về cách xử sự về luân lý, nơi mà những hướng dẫn tổng quát về “sự phổ thông hoá” hoặc phù hợp với “các giá trị cơ bản” không có.

Theo mặc định, luật tự nhiên “siêu hình học” của Thánh Thomas được nối kết về lịch sử với truyền thống Công giáo. Theo truyền thống này, luật tự nhiên được coi là chiếc cầu nối với tính nhất trí về luân lý và luật pháp với những người không Cơ đốc giáo và người không có niềm tin Kitô, với giả sử là lý thuyết này ủng hộ sự giả định cơ bản về luân lý đối với nhân loại.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, Kitô giáo sẽ không thỏa mãn sự nối kết với luật tự nhiên, nhưng sẽ thúc giục các tín hữu ra ngoài các nguyên lý cơ bản – “đi xa hơn 1 dặm” (x. Mt 5,41), “lấy áo này cho luôn áo kia” (x. Lc 6,29), “ai xin thì cho, ai vay thì đừng từ chối” (x. Mt 5,42, 6,12), có thể ngay như “vả má kia” khi bị kẻ thù tấn công (x. Mt 5,29; Lc 6,29). Dĩ nhiên cách phản ứng như vậy sẽ bỏ xa luật tự nhiên.

Howard Kainz
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *